3 loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn lượng đường trong máu tăng cao!

GĐXH – Để giảm lượng đường trong máu, bạn sẽ nghĩ ngay đến kiểm soát chế độ ăn uống. Nhiều người cho rằng ăn ngũ cốc thô có thể hạ đường huyết, có đúng vậy không?

Ăn 4 món này, công sức giảm cân của bạn coi chừng bị phá hỏngĂn 4 món này, công sức giảm cân của bạn coi chừng bị phá hỏng

GĐXH – Chuyên gia cho biết, ngay cả khi chọn đồ chay song cách nấu ăn không phù hợp, bạn vẫn bị tăng cân.

Lượng đường trong máu cao, nguy cơ mắc tiểu đường cao

Tăng đường huyết rất phổ biến và là căn bệnh chuyển hoá về nội tiết luôn khiến mọi người lo lắng cùng với tăng mỡ máu và cao huyết áp. Khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nó được gọi là tăng đường huyết. 

Thông thường, nếu lượng đường trong máu lúc đói đo được trên 6,1 mmol/L (mmol/L) và trên 7,8 mmol/L 2 giờ sau bữa ăn, tức là bạn đã tăng đường huyết. Lúc này bạn đã có nguy cơ mắc bao gồm cả  và tiền tiểu đường.

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 – 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.

Kết quả điều tra tại Việt Nam có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường.

Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, , suy thận và viêm loét chân phải cắt cụt.

Ăn ngũ cốc có thể làm giảm lượng đường trong máu? 3 loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tăng đường huyết! - Ảnh 3.

Một khi bệnh tiểu đường xảy ra, cần phải kiểm soát hợp lý lượng đường trong máu thông qua insulin hoặc thuốc hạ đường huyết bên cạnh việc can thiệp suốt đời.

Ăn ngũ cốc thô có thể hạ đường huyết?

Để giảm lượng đường trong máu, nhiều người nghĩ ngay đến kiểm soát chế độ ăn uống. Khi nói đến kiểm soát chế độ ăn uống, hầu hết mọi người đều nghĩ đến ngũ cốc thô. Thực hư có phải vậy không?

Ăn ngũ cốc có thể làm giảm lượng đường trong máu? 3 loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tăng đường huyết! - Ảnh 4.

Vì sao người Nhật cũng ăn cơm mà lượng đường trong máu luôn được kiểm soát ổn định?

Để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, nhiều người không dám ăn các loại lương thực chính như gạo. Họ cho rằng chỉ số đường huyết của loại lương thực này rất cao, ăn vào cơ thể sẽ nhanh chóng khiến lượng đường trong máu dao động.

Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát có liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì của người Nhật Bản thích ăn cơm chỉ là 3%. Đây là tỉ lệ thấp nhất trong số nhiều nước phát triển và ở mức tương đối thấp trên thế giới.

Ăn ngũ cốc có thể làm giảm lượng đường trong máu? 3 loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tăng đường huyết! - Ảnh 5.

Sở dĩ có hiện tượng như vậy ở Nhật Bản phần lớn là do thói quen ăn uống thông thường của họ.

Mặc dù đều ăn cơm nhưng người Nhật thích ăn cơm nguội hơn. So với cơm nóng mà chúng ta thường ăn, cơm nguội Nhật Bản có nhiều tinh bột kháng hơn. Nó thể đạt được hiệu quả ổn định đường huyết, đồng thời có thể giảm cảm giác đói rất tốt.

Ngoài ra, hầu hết những người đã ăn sushi đều có thể biết rằng người Nhật cũng thêm một lượng nhỏ giấm sushi trong quá trình nấu cơm.

Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng trong chế độ ăn nhiều carbohydrate, giấm có thể cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể chúng ta, do đó giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn.

Ăn ngũ cốc có thể làm giảm lượng đường trong máu? 3 loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tăng đường huyết! - Ảnh 6.

Điều gì xảy ra với những người không ăn hoặc ăn ít thực phẩm chính trong một thời gian dài để giảm lượng đường trong máu?

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng có liên quan, carbohydrate có thể cung cấp khoảng 55% đến 65% năng lượng cho cơ thể trưởng thành khỏe mạnh của chúng ta.

Đối với một số người không ăn hoặc ăn ít các loại lương thực chính trong thời gian dài không những khiến họ thiếu năng lượng trong thời gian dài mà còn dễ làm tăng lượng đường trong máu.

Điều này là do khi cơ thể tiêu thụ không đủ carbohydrate, chức năng của các tế bào β tuyến tụy sẽ dễ dàng giảm sút và quá trình tiết insulin cũng giảm theo.

Ngoài ra, độ nhạy của insulin cũng sẽ theo đó giảm xuống, không có cách nào phân giải hoàn toàn đường glucose trong cơ thể, khiến đường tồn tại lâu trong máu, lâu dần sẽ dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu.

Ăn ngũ cốc có thể làm giảm lượng đường trong máu? 3 loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tăng đường huyết! - Ảnh 7.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt làm giảm lượng đường trong máu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *