Đừng lạm dụng vitamin, nếu không bạn có thể bị ốm.
Bài Viết Liên Quan
- Cách chữa táo bón hiệu quả với 3 thực phẩm đơn giản
- Đang đá banh, bị m.áu đông bít mạch suýt c.hết trên sân
- Những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ liên quan đến việc uống quá nhiều vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo.. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi nói đến vitamin và chất bổ sung, bạn nên lưu ý: nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn.
Uống quá nhiều vitamin có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu hoặc nghiêm trọng, và một số vitamin hoàn toàn không nên dùng ở dạng bổ sung, theo Eat This, Not That!
1. Khó chịu ở dạ dày
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã uống quá nhiều vitamin hoặc chất bổ sung thường là về đường tiêu hóa. Bạn có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Có thể là do bạn đã uống một loại vitamin khi bụng đói (lẽ ra bạn có thể dung nạp tốt hơn với thức ăn) hoặc bạn đang dùng nhiều chất bổ sung hơn mức mà cơ thể bạn có thể xử lý.
Để an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ bổ sung hoặc vitamin mới.
2. Rụng tóc
Đây là một trong những tác dụng phụ liên quan đến việc uống quá nhiều vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo.
Không giống như vitamin hòa tan trong nước – mà cơ thể loại bỏ bất kỳ lượng dư thừa nào trong nước tiểu – vitamin hòa tan trong chất béo được lưu trữ trong chất béo cơ thể.
Nếu bạn dùng quá nhiều, có thể dẫn đến ngộ độc. Các vitamin tan trong chất béo khác là D, E và K, và bạn nên chú ý không vượt quá liều lượng khuyến cáo hằng ngày của mỗi loại, theo Eat This, Not That!
3. Tăng nguy cơ ung thư
Vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng tốt nhất là bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Rất tiếc, nhưng trên thực tế, đó là những gì nghiên cứu đã chỉ ra về việc bổ sung beta-carotene hoặc vitamin E, hoặc quá nhiều biotin.
Mùa xuân năm 2020, Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Mỹ (USPSTF) đã chính thức khuyến cáo không nên dùng các chất bổ sung vitamin E hoặc beta-carotene, vì cho rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư hoặc các kết quả xấu do bệnh tim.
Một nghiên cứu khác cho thấy nam giới tăng nguy cơ ung thư phổi sau khi dùng megadoses biotin (5 mg đến 10 mg mỗi ngày), theo Eat This, Not That!
4. Các vấn đề về dây thần kinh
Dùng quá nhiều một số loại vitamin, chẳng hạn như vitamin B6, có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bệnh thần kinh (tê) hoặc ngứa ran.
Để tránh điều này, đừng bao giờ dùng nhiều hơn mức cho phép hằng ngày được khuyến nghị.
5. C.hảy m.áu quá nhiều
Một thành phần vitamin hoặc vitamin tổng hợp có thể nguy hiểm khác là vitamin E.
Kathryn Boling, bác sĩ y học gia đình của Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore (Mỹ), cho biết: “Trừ phi bạn có lý do để bổ sung vitamin E, bạn không nên dùng nó như một chất bổ sung ngẫu nhiên”.
“Chúng tôi từng nghĩ dùng nó là tốt vì nó là chất chống ô xy hóa, nhưng hóa ra rủi ro cao hơn lợi ích. Nguy cơ đó là vitamin E làm loãng m.áu, có thể biến những vết thương nhỏ thành những đợt c.hảy m.áu nghiêm trọng”, bác sĩ Boling cho biết thêm, theo Eat This, Not That!
F0 chuẩn bị thuốc gì khi cách ly tại nhà?
Sở Y tế TP HCM hướng dẫn F0 chuẩn bị thuốc hạ sốt, vitamin, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi… trong trường hợp có dấu hiệu suy hô hấp gọi ngay nhân viên y tế.
Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế TP HCM, ban hành ngày 9/8, F0 chăm sóc tại nhà cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.
Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo… Đo thân nhiệt tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi có triệu chứng bất thường, qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ như Số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức…
Khi có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở, liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022” bấm số “3” để được tư vấn từ Hội Y học TP HCM, hoặc số 4 để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành”, hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.
Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần một phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đau chi, SpO2
Trong thời gian theo dõi tại nhà, F0 nên chuẩn bị các thuốc thiết yếu cần có như thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng gồm vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ . Các triệu chứng gồm cảm giác khó thở hoặc nhịp thở> 20 lần/phút hoặc nồng độ SpO2
Sở Y tế cũng hướng dẫn dùng một số loại thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng đông dạng uống cho các F0 mắc những vấn đề bệnh lý này. Tuy nhiên đây là thuốc kê toa và cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Tình nguyện viên tiếp tế nhu yếu phẩm cho từng nhà trong khu phong tỏa trên đường Vườn Chuối (quận 3), ngày 30/7. Ảnh: Quỳnh Trần.