Cứu sống b.é g.ái 90 kg mắc Covid-19 nặng

B.é g.ái 14 t.uổi bị béo phì, từng mắc Covid-19 nguy kịch đã ba lần âm tính Covid-19, xuất viện sau một tháng điều trị.

Tối 12/8, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhi cùng mẹ được chuyển đến từ cơ sở y tế tuyến dưới trong tình trạng khó thở tím tái, hồi đầu tháng 7. Ba ngày trước khi nhận kết quả dương tính, trẻ đã sốt cao, ho, sổ mũi, khò khè, thở mệt.

Tại bệnh viện, bé trở nặng hơn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc Covid-19 nguy kịch. Em thở mệt, co kéo cơ liên sườn, phập phồng cánh mũi, tím môi trên dù đã được cho thở oxy. Nồng độ oxy trong m.áu (SpO2) giảm còn 74% (bình thường 96-98%), nhịp tim nhanh 148 lần/phút. Bé thở áp lực dương liên tục, truyền thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông.

Bài Viết Liên Quan

cuu song be gai 90 kg mac covid 19 nang 3a9 5956234

Ảnh chụp X-quang cho thấy phổi bệnh nhi tổn thương nặng cả hai bên do Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Ban đầu SpO2 của bệnh nhi nâng lên 92-93%, sau đó giảm còn 84-86%, tình trạng hô hấp diễn tiến xấu hơn. Trẻ được nâng cấp hỗ trợ oxy thành thở máy không xâm nhập, vẫn không cải thiện. Hình ảnh X-quang phổi cho thấy tổn thương phổi nặng lan tỏa hai bên, biểu hiện hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), được đặt nội khí quản thở máy. Bé là bệnh nhi Covid-19 đầu tiên trong cả nước phải đặt nội khí quản thở máy.

Cùng với đó, xét nghiệm m.áu cho thấy trẻ có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh nên được truyền thêm kháng thể miễn dịch. Em được điều trị hỗ trợ toàn diện, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, xoay trở chống loét… Có thời điểm, các bác sĩ từng xem xét đến biện pháp lọc m.áu liên tục, thậm chí thực hiện kỹ thuật oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) nếu tình trạng hô hấp không cải thiện.

May mắn, sau gần hai tuần thở máy, tình trạng bệnh cải thiện dần, trẻ từng bước giảm bớt sự hỗ trợ oxy, rồi tự thở được với khí trời. Hiện, bệnh nhi đã xuất viện sau ba lần xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính.

Theo bác sĩ Tiến, cơ địa béo phì là một yếu tố gây khó khăn cho quá trình điều trị. Các bác sĩ phải điều chỉnh lại cân nặng bệnh nhi cho thích hợp để sử dụng thuốc và dịch truyền. Từ đó tránh quá tải dịch, làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp, hoặc truyền thiếu dịch gây giảm tưới m.áu các cơ quan, gây khô đàm tắc đàm đường hô hấp.

Bác sĩ Tiến nhận định, trong tình hình dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp, số ca nhiễm mới gia tăng, số mắc ở t.rẻ e.m cũng gia tăng theo (chiếm 10-15% tổng số trường hợp Covid-19 khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính). Do đó, phụ huynh cần lưu ý, khi thấy con em mình sốt, ho, đau rát họng, khó chịu… hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được các sĩ thăm khám, làm xét nghiệm sàng lọc tầm soát Covid-19 và được điều trị thích hợp.

Cơ sở cách ly ở quận huyện chăm sóc F0 thế nào?

Mỗi cơ sở cách ly F0 ở quận, huyện có tổ phản ứng nhanh, chăm sóc bệnh nhân bằng thuốc, vitamin, bình oxy, và có trách nhiệm điều phối đưa F0 đi viện nếu trở nặng.

Theo bản hướng dẫn cách ly tập trung cho F0 tại các quận, huyện, TP Thủ Đức, do Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng ký, ngày 23/7, các cơ sở cách ly thành lập tổ phản ứng nhanh với thành phần bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, công an… để kịp thời hỗ trợ xử lý các tình huống khẩn cấp. Dự kiến một bác sĩ, hai điều dưỡng chăm sóc, theo dõi 50 -100 F0.

Trước mắt, TP HCM huy động nguồn nhân lực y tế hiện đang công tác tại các đơn vị y tế tuyến quận, huyện và các cơ sở y tế tư nhân, nhân viên y tế đã nghỉ hưu hiện đang cư ngụ trên địa bàn. Khi cần, Sở Y tế TP HCM sẽ điều động các bác sĩ, điều dưỡng từ các bệnh viện thành phố và nhân lực tăng cường của Bộ Y tế.

Cơ sở cách ly sẽ theo dõi chăm sóc sức khoẻ các F0 không có triệu chứng và xử lý ban đầu các trường hợp cần chuyển tới các bệnh viện điều trị Covid-19. Ngoài các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, polyvitamin, các cơ sở được trang bị thuốc kháng viêm, kháng đông dự phòng để dùng cho người bệnh trong thời gian chờ chuyển viện đối với các trường hợp nặng hoặc có nguy cơ chuyển nặng.

Mỗi cơ sở trang bị ít nhất 5-10 bình oxy để có thể cho nhiều người bệnh cùng thở một lúc trong khi chờ chuyển người bệnh đến bệnh viện. Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu trở nặng như khó thở, SpO2 dưới 93%, nhân viên y tế gọi Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM điều phối xe vận chuyển.

Cơ sở cách ly trang bị thêm các vật dụng cần thiết cho người cách ly như nước nóng, giường, mùng, mền, gối, wifi… để tạo sự yên tâm và thoải mái cho người cách ly.

Với các F0 không có triệu chứng lâm sàng, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính hoặc dương tính với giá trị CT> 30. Trường hợp dương tính với giá trị CT

Với các F0 mới phát hiện và không có triệu chứng lâm sàng, xem xét cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR có giá trị CT> 30 và hội đủ các điều kiện theo quy định.

Chính quyền thành phố ngày 21/7 yêu cầu UBND các địa phương thành lập cơ sở cách ly tập trung các F0 các F0 (có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR dương tính) và không có triệu chứng lâm sàng; không bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền nhưng đã được điều trị ổn định, không béo phì.

Các cơ sở này trở thành một tầng mới, thuộc tầng một trong hệ thống tháp 5 tầng điều trị Covid-19, dự kiến thu dung khoảng 50% trong tổng số F0, sử dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có tại địa phương như khu ký túc xá của trường học, khu chung cư mới chưa đưa vào sử dụng, khách sạn, nhà nghỉ, trường học…

co so cach ly o quan huyen cham soc f0 the nao 61c 5909768

Khu cách ly tập trung F1 tại Trường Trung học Sư phạm thực hành Sài Gòn, quận 5, được chuyển thành khu cách ly F0 không có triệu chứng, quy mô 300 giường, ngày 23/7. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *