Nhồi m.áu cơ tim cấp và viêm ruột thừa là 2 cấp cứu tối cấp, cùng xảy ra đồng thời trên cùng một người bệnh, đòi hỏi bác sĩ cấp cứu phải linh hoạt để cứu người bệnh.
BVĐK Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nữ H. T. H., 59 t.uổi, ở huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long được tuyến trước chuyển đến với chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim cấp có viêm ruột thừa cấp.
Bệnh nhân có t.iền sử tai biến mạch m.áu não điều trị ổn định. Cách nhập viện 3 ngày bệnh nhân đau bụng âm ỉ kèm buồn nôn, đau ngực trái từng cơn, tình trạng đau ngực trái ngày càng tăng nên nhập viện trên địa bàn Cần Thơ điều trị.
Tại bệnh viện tuyến dưới, các bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhồi m.áu cơ tim cấp và được xử lý cấp cứu, 10 giờ sau phát hiện bệnh nhân kèm viêm ruột thừa cấp có chỉ định phẫu thuật, vượt quá khả năng chuyên môn nên chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ điều trị.
Bệnh nhân đã ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Ngay khi nhập viện hội chẩn nhiều chuyên khoa với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp nhồi m.áu cơ tim cấp (nhồi m.áu cơ tim không ST chênh lên đã dùng thuốc chống đông). Cả hai bệnh đều là bệnh lý cấp cứu, tuy nhiên do nhồi m.áu cơ tim hiện ổn định nguy cơ thấp nên việc can thiệp sẽ thực hiện trong vòng 24 giờ, ê kíp quyết định phẫu thuật cấp cứu ruột thừa trước.
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ rất cao về tim mạch và nguy cơ c.hảy m.áu. Phẫu thuật nội soi thấy khối áp xe kích thước 5×5 cm ở hố chậu phải, tách ổ áp xe nhiều mủ trắng đục, ruột thừa sau manh tràng hoại tử vỡ ở thân tạo ổ áp xe. Do vị trí ruột thừa sau manh tràng nên thời gian phẫu thuật kéo dài trong 2 giờ. Bác sĩ tiến hành cắt ruột thừa gửi Khoa Giải phẫu bệnh.
Trước đó, ngày 21/12/2023 BVĐK Trung ương Cần Thơ cũng tiếp nhận bệnh nhân nữ L. T. N., 73 t.uổi, địa chỉ ở Đông Hải – Bạc Liêu được tuyến trước chuyển đến do vượt khả năng chuyên môn với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp có nhồi m.áu cơ tim cấp.
Bệnh nhân được thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, tiến hành hội chẩn phẫu thuật với chẩn đoán: Viêm ruột thừa cấp, nhồi m.áu cơ tim cấp (nhồi m.áu cơ tim không ST chênh lên nguy cơ thấp- huyết động ổn định). Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cấp cứu thành công cắt ruột thừa bị viêm, mưng mủ.
Sau phẫu thuật ruột thừa 2 bệnh nhân trên được theo dõi và điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp, tình trạng bệnh nhân ổn định.
BSCKII. Thái Đắc Vinh – Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BVĐK Trung ương Cần Thơ cho biết: Viêm ruột thừa cấp là tình trạng cấp cứu thường gặp nhất trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng, cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu điển hình phải kể đến là đau vùng hố chậu phải cùng các triệu chứng biến đổi đa dạng tùy vào từng người bệnh. Trong hầu hết mọi trường hợp, phẫu thuật cắt ruột thừa là giải pháp tối ưu nhất để tránh vỡ hoặc hoại tử cơ quan.
Nhồi m.áu cơ tim cấp là tình trạng một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, gây thiếu m.áu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu m.áu. Nhồi m.áu cơ tim dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, và nếu không cấp cứu để khôi phục lưu lượng m.áu nhanh chóng, có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và t.ử v.ong.
Vì thế, việc phẫu thuật ở bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim, suy tim nặng cần được tiến hành hết sức thận trọng trên cơ sở khám, đ.ánh giá toàn diện người bệnh, nhiều chuyên khoa gây mê hồi sức, nội tim mạch, tim mạch can thiệp trước.., trong và sau phẫu thuật để ổn định nhanh nhất tình trạng tim mạch. Ngoài ra, bác sĩ cần kiểm soát tốt lượng dịch truyền trong mổ vì dễ nguy cơ gây phù phổi cấp.
Cảnh báo nguy cơ nhồi m.áu cơ tim khi thời tiết lạnh
So với mùa hè, huyết áp thường tăng khoảng 5mmHg khi thời tiết lạnh Nếu duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Những người có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim khi trời lạnh
Nhồi m.áu cơ tim là gì? Nhồi m.áu cơ tim là bệnh lý rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Nếu không được cấp cứu kịp thời nhồi m.áu có tim có thể gây nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Cơ chế của bệnh là do các mảng xơ vữa bám trên thành mạch m.áu bị bong ra làm lớp nội mạc mạch m.áu bị tổn thương lộ ra sẽ hoạt hóa các thành phần đông m.áu tiểu cầu gây kết tụ lại hình thành cục m.áu đông bít tắc lòng mạch gây nhồi m.áu cơ tim.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền thông tin về những người có nguy cơ mắc nhồi m.áu cơ tim.
Trước đây nhồi m.áu cơ tim hay gặp ở những người lớn t.uổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ nhồi m.áu cơ tim ngày càng trẻ hóa và nam hay gặp hơn nữ. Những người có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim bao gồm:
– Người mắc bệnh tăng huyết áp đặc biệt không điều trị hoặc điều trị không thường xuyên, điều trị mà không đạt huyết áp mục tiêu.
– Những người mắc bệnh lý đái tháo đường
– Những người béo phì, lười vận động, hút t.huốc l.á
– Những người làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài, không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân.
– Hay gặp ở những người có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim
Các dấu hiệu cảnh báo nhồi m.áu cơ tim
Nhồi m.áu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu biết được các dấu hiệu cảnh báo và xử lý kịp thời có thể không ảnh hưởng đến tính mạng.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi m.áu cơ tim cần lưu ý:
Đau tức ngực trái hoặc sau xương ức, cảm giác như bóp lại. Cơn đau có thể lan lên cổ ra cánh tay trái, cơn đau xuất hiện sau stress hoặc gắng sức và kéo dài trên 30 phút. Khi đau có thể kèm theo khó thở vã mồ hôi. Ngoài ra có thể kèm hồi hộp trống ngực, buồn nôn, nôn.
Nhồi m.áu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.
Phòng ngừa nhồi m.áu cơ tim khi trời lạnh
Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm xuống sẽ làm tăng tiết catecholamin trong m.áu dẫn đến tình trạng mạch m.áu co lại, áp lực trong lòng mạch m.áu tăng lên dẫn tới hiện tượng tăng huyết áp và tăng nhịp tim. So với mùa hè, huyết áp khi thời tiết lạnh thường tăng khoảng 5mmHg. Nếu duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Do vậy các đối tượng có nguy cơ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
– Phải giữ ấm cơ thể tránh nhiễm lạnh bằng cách mặc ấm ngay cả khi ở nhà hay ra đường. Nên đội mũ quàng khăn để giữ ấm đầu và cổ, đeo tất giữ âm lòng bàn chân. Nếu ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít thở không khí lạnh cũng như các loại virus như cúm.
– Tránh ra ngoài trời lạnh quá sớm hoặc quá khuya.
– Tránh tắm quá muộn sau 9 giờ tối.
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực.
– Tránh các căng thẳng stress, nên thư giãn sau thời gian làm việc, tránh làm việc quá khuya. Ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7-8 tiếng.
– Nên bỏ t.huốc l.á, hạn chế rượu bia. Ăn nhạt, hạn chế mỡ nội tạng động vật và những đồ nhiều cholesterol, nên ăn nhiều rau xanh.
– Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Kiểm soát mỡ m.áu.
– Khám sức khỏe định kì sau 3-6 tháng/lần. Đặc biệt nên khám định kỳ trước khi bước vào mùa lạnh để phát hiện sớm các bệnh lý đặc biệt huyết áp, tim mạch, đái tháo đường để điều trị kịp thời.
– Khi đã mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường nên tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.