Vào mùa đông, người Nhật rất thích ăn 3 nhóm thực phẩm này vì giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả lại tăng cường đốt mỡ, giảm cân nhanh.
Vào mùa đông thời tiết trở nên lạnh buốt, khi chúng ta di chuyển ngoài trời sẽ dễ bị tê cóng và làm cơ thể nhiễm lạnh. Lúc này các vấn đề sức khỏe sẽ bắt đầu bộc phát, mang đến nhiều rủi ro ảnh hưởng tới cơ thể, đặc biệt với người cao t.uổi lại càng nguy hiểm hơn. Vậy nên chúng ta cần bảo vệ sức khỏe kỹ hơn khi trời chuyển lạnh.
Nhật Bản cũng là đất nước có cái lạnh thấu xương, vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống độ âm là chuyện bình thường. Thế nhưng người Nhật lại hiếm khi bị bệnh mà lại còn khỏe mạnh, thậm chí người già sống rất thọ dù trải qua rất nhiều mùa lạnh. Đó chính là bởi họ luôn có những cách phòng chống cái lạnh hiệu quả.
Nhật Bản là đất nước mà người dân coi trọng việc bảo vệ sức khỏe lên hàng đầu.
Theo Kirsty Kawano – chuyên gia dinh dưỡng người Úc hiện đang làm việc tại Nhật Bản, khi mùa đông đến, người Nhật luôn bổ sung thêm 3 món này vào bữa cơm. Những món này có khả năng sinh nhiệt tự nhiên, giúp cơ thể ấm lên và bảo vệ nội tạng lẫn làn da khỏi tác động của cái lạnh.
3 thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông mà người Nhật cực chuộng
1. Gừng
Từ thời cổ đại, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc để điều trị bệnh, chẳng hạn như chữa cảm lạnh nhẹ hoặc đau họng, co thắt dạ dày… Theo Katherine Marengo – chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Louisiana (Mỹ), gừng có tính ấm nóng nên giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hô hấp gây bệnh trong mùa đông.
Tính cay nóng của gừng còn điều trị các chứng bệnh tiêu hóa, người bệnh nếu dùng gừng đúng cách sẽ kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Phụ nữ Nhật còn tận dụng gừng để giảm cân vì chúng có đặc tính nóng, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất nên đốt mỡ hiệu quả hơn.
Gừng có tính ấm nên giúp giữ nhiệt cho cơ thể, đặc biệt còn hỗ trợ đốt mỡ.
Vào mùa đông, người Nhật thường cho vài lát gừng trong món ăn hoặc uống trà gừng để giữ ấm cơ thể. Họ hay thêm gừng vào canh, súp hoặc các món hầm để tăng cường hương vị và bảo vệ sức khỏe. Các hàng quán bên ngoài cũng thêm gừng vào nước uống để phục vụ khách hàng.
2. Quế
Quế là gia vị quen thuộc được sử dụng khi nấu ăn. Nhưng ít ai biết rằng, những dưỡng chất trong quế còn giúp giữ ấm và tăng sức đề kháng trong mùa lạnh. Theo Amy Richter – cử nhân Đại học bang Missouri (Mỹ), quế có tính ấm và chứa nhiều dinh dưỡng nên mang đến cảm giác dễ chịu, ấm cơ thể vào mùa đông.
Y học hiện đại dùng quế để điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, cải thiện lưu thông m.áu và chữa chứng lạnh chân tay. Gần đây, quế còn được chứng minh là có tác dụng giống insulin, giúp ổn định lượng đường trong m.áu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Quế là cách giúp bạn bớt lạnh chân tay trong mùa đông.
Thêm vào đó, quế cũng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất giúp ngăn ngừa độc tố, cải thiện tuần hoàn m.áu và tăng sức đề kháng. Quế được người Nhật xem như “kháng sinh tự nhiên” rất an toàn cho sức khỏe. Sau khi nấu ăn xong, họ sẽ rắc một ít bột quế lên thực phẩm và ăn như bình thường.
3. Các loại rau củ
Dù là mùa hè hay mùa đông thì rau củ vẫn là thực phẩm không bao giờ thiếu trên mâm cơm của người Nhật. Kirsty cho biết, mùa đông là thời điểm mà một số loại rau phát triển mạnh, giàu dinh dưỡng bậc nhất nên người Nhật luôn tận dụng để nạp thêm dinh dưỡng. Đây cũng là bí quyết giúp họ nâng cao sức khỏe dù ít tập thể dục.
Theo đó, một vài loại rau củ như cải xoăn, cà rốt, cải bắp, củ cải, súp lơ… đều đúng vụ vào mùa đông nên chúng cực giàu dưỡng chất. Chúng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cũng như khoáng chất giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, chống viêm và nâng cao sức đề kháng để chống lại các bệnh cảm lạnh.
Các loại rau củ là món không bao giờ thiếu trên mâm cơm người Nhật.
Nếu thấy các dấu hiệu này, nên ngưng ăn đậu nành
Đậu nành là loại thực vật phổ biến và rất có lợi cho sức khỏe. Chúng được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, từ sữa đậu nành, đậu hũ đến đậu nành rang.
Thế nhưng, một số người cần tránh dùng đậu nành vì bị dị ứng.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp đậu nành là 1 trong 8 loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất. 8 loại này gồm đậu phộng, đậu nành, sữa, trứng, lúa mì, cá, động vật có vỏ và các loại quả hạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Khi thấy các triệu chứng dị ứng thì người mắc cần ngưng tiêu thụ các sản phẩm làm từ đậu nành ngay lập tức. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng với một loại protein trong thực phẩm cụ thể nào đó. Protein này vô hại với người bình thường nhưng với người bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng là tác nhân gây hại và tấn công, gây nên phản ứng dị ứng.
Khi thấy các triệu chứng dị ứng, người mắc cần ngưng sử dụng đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành ngay lập tức. Một số triệu chứng dị ứng đậu nành thường gặp là nổi mề đay, phát ban, phù mạch, da bị sưng và ngứa. Các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, hen suyễn, chảy nước mũi, nghẹt mũi hay sưng thanh quản cũng có thể xuất hiện.
Các triệu chứng dị ứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và ngứa miệng. Hầu hết các triệu chứng dị ứng đậu nành là nhẹ.
Người bị dị ứng cần tránh các món có thành phần là đậu nành. Các món này thường gặp là sữa đậu nành, tàu hủ, nước tương, các sản phẩm làm từ đậu nành để thay thế sữa như pho mát, kem đậu nành, nước hầm nấu từ đậu nành và các các loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc là protein đậu nành.
Dù đã cố gắng loại bỏ các món có đậu nành trong chế độ ăn nhưng thỉnh thoảng người bị dị ứng vẫn ăn phải một số món có thành phần đậu nành mà không biết. Khi đó, các triệu chứng thường là nhẹ đến trung bình như ngứa hay nổi mề đay.
Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine, có tác dụng ngăn cơ thể tiết ra hóa chất gây viêm. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng đậu nành có thể được điều trị bằng thuốc tiêm adrenaline, theo Healthline.