GĐXH – Tập thể dục để hiệu quả, không chỉ đòi hỏi đúng kỹ thuật, đúng khoảng thời gian quy định mà còn cần chú ý đến từng chi tiết…
Tập thể dục thường xuyên nhưng vẫn bị tăng cân, đây là 5 lý do chính
GĐXH – Tập thể dục đều đặn, thường xuyên nhưng chế độ ăn uống của bạn không thay đổi, thậm chí ăn nhiều hơn thì việc tăng cân là điều dễ hiểu.
Tập thể dục là để nâng cao sức khỏe. Nếu kế hoạch tập luyện của bạn không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc gây mệt mỏi, chán nản thì cần xem lại cách luyện tập và sinh hoạt của bạn đã đúng chưa.
Các chuyên gia cho biết, những cấm kỵ sau đây nhất định phải tránh khi tập thể dục hay vận động mạnh để có sức bền và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
7 sai lầm thường gặp khi tập luyện thể dục gây hại sức khỏe
Hoạt động thả lỏng, giãn cơ sau tập luyện tuyệt đối không được bỏ qua. Ảnh minh họa
Không thực hiện giãn cơ
Thực hành giãn cơ sau mỗi lần tập thể thao là hoạt động rất quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua. Nếu như việc khởi động trước khi tập luyện giúp các cơ sẵn sàng hoạt động thì các bài tập giãn cơ sau tập cũng mang tới những lợi ích tích cực khác. Các khớp sẽ linh hoạt hơn, gia tăng phạm vi chuyển động, duy trì tư thế tốt hơn, hạn chế đau lưng, đau xương…
Hoạt động thả lỏng, giãn cơ sau tập luyện cũng giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ bắp, giảm cơn đau do chấn thương nếu có trong lúc tập. Điều này cũng giúp cải thiện hiệu suất trong lần tập luyện tiếp theo.
Không bổ sung nước
Sau khi tập thể dục, mồ hôi đổ nhiều khiến cơ thể mất nước và mất các chất điện giải. Nếu không bổ sung nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, máu di chuyển chậm trong cơ thể khiến lâu lấy lại sức. Bên cạnh đó, cơ thiếu nước cũng dễ xảy ra tình trạng chuột rút và rối loạn hệ cơ bắp.
Chuyên gia dinh dưỡng thể hình cho biết, cứ giảm 0.5 kg sẽ cần bù vào cơ thể 500ml nước để đảm bảo các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường.
Tắm ngay sau khi tập thể dục
Việc này dễ khiến bạn bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Do đó, bạn cần đợi khô mồ hôi rồi mới được tắm. Hơn nữa, bạn cũng nên dùng nước ấm vì sẽ khiến cơ thể sảng khoái, dễ chịu hơn lại tốt cho não bộ. Ngoài ra, việc tập xong tắm nước lạnh dễ khiến khí lạnh xâm nhập, nước lạnh đột ngột làm co mạch máu và gây đột quỵ.
Đứng trước quạt, điều hoà ngay sau khi tập
Thân nhiệt cao khiến toàn bộ lỗ chân lông trên cơ thể mở rộng. Nếu đứng trực tiếp trước quạt hoặc điều hoà, gió sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của cơ thể. Bởi vậy, không ít trường hợp đã bị cảm lạnh, nghiêm trọng hơn sẽ đột quỵ nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Không bật quạt trực tiếp sau khi tập thể dục. Ảnh minh họa
Nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi quá lâu
Nhiều người thường có thói quen nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi để lấy lại sức sau tập luyện. Nhưng thời gian nghỉ quá lâu sẽ khiến tuần hoàn máu khó lưu thông, vận chuyển với tốc độ chậm khiến máu trong cơ thể bị ứ đọng. Gây nên tình trạng co cơ, đau cơ kéo dài.
Tập quá sức
Có nhiều người vì lúc tập đang ‘hăng máu’ nên cứ ‘cố thêm tí nữa’, hoặc cũng có người nghĩ tập thêm tí nữa là có thể giúp giảm cân nhanh. Thế nhưng việc tập thể dục quá sức có thể gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe. Cụ thể, bạn có thể gặp biến chứng căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… thậm chí là đột quỵ.
Do đó, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo bạn không nên tập quá 5 giờ/tuần và cần thực hiện bài tập theo sức lực của cơ thể. Nếu thấy đau nhức, mỏi khi tập thì dừng lại nghỉ ngơi.
Ăn quá nhiều dinh dưỡng sau khi tập
Sau khi tập luyện với chế độ khắc nghiệt, bộ máy tiêu hoá của người tập vẫn chưa hoàn toàn bước về trạng thái bình thường. Vậy nên, nếu bổ sung quá nhiều dinh dưỡng sẽ gây quá tải cho đường ruột, dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, Đồng thời năng lượng nạp vào cơ thể không được giải phóng sẽ tích tụ thành mỡ thừa.
4 nhóm thực phẩm người bệnh tim mạch nên kiêng kỵ để phòng bệnh tái phát, còn đây là 5 nhóm thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn
GĐXH – Người mắc bệnh tim mạch nên kiêng kỵ những nhóm thực phẩm có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
8 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường, 3 nhóm người này cần được xét nghiệm sớm!
GĐXH – Việc chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh có kế hoạch cũng như chiến lược điều trị và thay đổi lối sống để ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc.
Tập thể dục mà xương khớp kêu “lục cục” cần làm ngay điều này, 4 việc nên làm để tốt cho xương khớp
GĐXH – Tập thể dục, xương khớp kêu mà không đau thì không có gì phải lo ngại. Còn nếu kèm theo các triệu chứng sưng, đau thì tốt nhất bạn nên đi khám.
5 thực phẩm có thể hỗ trợ da ngăn ngừa tia UV