Dấu hiệu chuyển nặng khi ngộ độc thực phẩm bởi salmonella

Salmonella là loại vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Tuy hiếm xảy ra nhưng một vài trường hợp nhiễm salmonella có thể t.ử v.ong.

Thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cho hay salmonella là loại vi khuẩn gây ngộ độc được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa. Chúng cũng có trên một số vật nuôi hoặc rau củ quả được chăm bón bằng phân chuồng.

dau hieu chuyen nang khi ngo doc thuc pham boi salmonella 68a 6758753

Khi bệnh nhân nhiễm salmonella trở nặng, chứng mất nước có thể xuất hiện. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như khô miệng, chóng mặt khi đứng lên… Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Triệu chứng

Salmonella có thể đi từ tay chúng ta vào miệng, đến ống tiêu hóa, rồi sinh sôi nảy nở và gây một số triệu chứng điển hình như tiêu chảy và co thắt dạ dày. Chứng tiêu chảy đôi khi kèm theo nhầy m.áu. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy buồn nôn và sốt cao.

Thời kỳ ủ bệnh ở bệnh nhân nhiễm Salmonella thường kéo dài từ 12-36 giờ sau khi phơi nhiễm. Đa phần người bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 4-7 ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể diễn biến nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện biến chứng.

Dấu hiệu chuyển nặng

Khi bệnh nhân nhiễm salmonella trở nặng, chứng mất nước có thể xuất hiện. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như tiểu rất ít, khô miệng và cổ họng, chóng mặt khi đứng lên…

Mất nước nhẹ thường hay gặp và dễ dàng khắc phục bằng việc bù dịch. Tuy nhiên nếu không kịp thời can thiệp, bệnh nhân có thể t.ử v.ong vì suy đa tạng.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác như tiêu chảy hơn 3 ngày không cải thiện, sốt cao trên 38 độ C hay nôn kéo dài cũng là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy bệnh nhân cần được điều trị đặc hiệu.

Bác sĩ chỉ cách nhận biết và xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Vụ việc vừa xảy ra tại Trường Ischool Nha Trang cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm – mối đe dọa thường trực đối với mỗi người.

Do sức đề kháng yếu nên trẻ thường là đối tượng dễ bị ngộ độc thức ăn hơn người lớn.

Chính vì vậy bố mẹ nên chuẩn bị các kiến thức cơ bản để có cách xử trí tốt nhất dành cho bé. Bởi khi không có phương pháp xử trí phù hợp có thể gây ra tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Bác sĩ (BS) Nguyễn Thu Hà – BS dinh dưỡng – Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM), cho biết ngộ độc thực phẩm thường mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như: do vi sinh vật, do độc chất phụ gia thêm, do bản thân thực phẩm có chứa độc chất tự nhiên hoặc độc chất do ô nhiễm môi trường . Trong đó vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra còn có virus, ký sinh trùng, độc tố từ nấm và các độc chất như chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất ép trái cây chín nhanh, hóa chất, phụ gia…

bac si chi cach nhan biet va xu tri khi tre bi ngo doc thuc pham 795 6757914

Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc có thể mạn tính do tích lũy chất độc hại, có khả năng đưa đến t.ử v.ong. Thông thường thời gian ủ bệnh từ 2 giờ cho đến 3 ngày trước khi có biểu hiện triệu chứng, tùy thuộc vào loại độc tố. Vi khuẩn gây nhiễm vào thức ăn có thể không gây ôi thiu rõ rệt, bề ngoài thức ăn có vẻ vẫn an toàn nhưng thực chất đã có chứa lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố nguy hại gây ra ngộ độc.

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc và xảy ra với một số đông người cùng ăn loại thực phẩm đó. Khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau quặn bụng, tiêu phân lỏng trên 3 lần một ngày, có thể dẫn đến rối loạn nước – điện giải nhất là ở t.rẻ e.m và người già. Các triệu chứng khác có thể gặp như sốt, tiêu ra m.áu, yếu liệt, nhìn đôi, tê tay chân tùy theo loại vi khuẩn, độc chất. Cần lưu ý một số triệu chứng đe dọa tính mạng như mạch nhanh, huyết áp tụt, thay đổi tri giác, tay chân lạnh, mất nước.

bac si chi cach nhan biet va xu tri khi tre bi ngo doc thuc pham bb9 6757914

Khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau quặn bụng, tiêu phân lỏng… Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi phồng lên, ngắn lại khiến không nói được…

Sơ cứu, xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

BS Nguyễn Thu Hà cho biết khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có những biểu hiện ngộ độc, cần bình tĩnh và áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

Chú ý tình trạng nôn của trẻ: Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay món đó. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để đẩy hết thức ăn có độc chất ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống nhiều nước rồi đặt tay đè vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Tư thế gây nôn đúng cách là để bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi dùng ngón tay nhấn mạnh vào cuống lưỡi để trẻ nôn thức ăn ra. Không gây nôn cho trẻ khi đang nằm ngửa, vì tư thế này rất dễ khiến bé bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi, rất nguy hiểm.

Bổ sung nước và điện giải: Sau khi gây nôn để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói oresol hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù lượng nước mất do nôn ói, tiêu chảy và chống mất nước cho cơ thể.

Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.

Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo mẫu thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

BS Nguyễn Thu Hà cho biết, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần:

– Giữ sạch khu chế biến, vật dụng tiếp xúc với thực phẩm. Rửa tay trước và thường xuyên trong quá trình chế biến.

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Lựa chọn nguồn thực phẩm thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.

– Nếu ăn đồ hộp đóng gói phải nấu chín kỹ trước khi ăn và tuyệt đối không ăn đồ hộp đã bị phồng hoặc biến dạng bao bì.

– Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu và không được bảo quản kín.

– Tách riêng thực phẩm sống – chín, dùng riêng dụng cụ dao, thớt.

– Thịt cá tươi cần bỏ vào dụng cụ sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.

– Không để thực phẩm đã được nấu chín ở nhiệt độ phòng trên 2 giờ. Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh đảm bảo dưới 5 độ C. Hâm nóng thực phẩm ở nhiệt độ trên 60 độ C.

– Vệ sinh tủ lạnh, tủ đồ khô mỗi tuần, bỏ đi các thực phẩm đã quá hạn sử dụng.

– Thức ăn có mùi lạ, nấm mốc phải bỏ đi.

– Sử dụng nguồn nước an toàn, đã qua xử lý.

– Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *