Không ít người vì giảm cân mà hạn chế dùng chất béo, tuy nhiên việc thiếu hụt axit béo omega 3 gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe và công việc.
Omega 3 là t.iền chất của DHA và EPA, đây là một loại axit béo không bão hòa đa rất cần thiết đối với sức khỏe, tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi chất. Thiếu hụt omega 3 có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, thị lực giảm, trí nhớ kém,… tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự tổng hợp Omega 3 mà phải bổ sung qua các loại thực phẩm hàng ngày.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu Omega 3 nghiêm trọng:
Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Một trong những triệu chứng thiếu axit béo omega 3 là có một hệ miễn dịch yếu, làm cho bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, n.hiễm t.rùng và một số vấn đề sức khoẻ khác. Cung cấp đủ lượng axit béo omega 3 giúp tăng cường miễn dịch của bạn. Các chức năng của các tế bào miễn dịch tăng lên do axit docosahexaenoic và axit eicosapentaenoic.
Ảnh minh họa
Đồng thời, các vitamin hòa tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, K, và E cần những axit béo này để được hấp thu bởi cơ thể.
Theo một nghiên cứu của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Israel năm 2002, có một mối liên hệ tích cực giữa các axit béo và hệ miễn dịch trong các bệnh tự miễn dịch. Nghiên cứu này đề nghị sử dụng axit béo omega 3 thường xuyên để ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch.
Tinh thần uể oải, trầm cảm
Tình trạng chán trường, tinh thần trở nên uể oải, tệ hơn là trầm cảm, stress kéo dài không đơn giản chỉ là đó áp lực công việc hay môi trường sống mà nó còn là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn bị thiếu hụt omega 3 trầm trọng.
Sở dĩ như vậy là omega 3 có chứa acid docoxahexaenoic (DHA) vốn là chất rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của bộ não, DHA giúp ngăn chặn quá trình lão hóa các tế bào não, phục hồi và tái tạo các noron thần kinh, giúp trí tuệ minh mẫn, giảm stress và các phòng các bệnh liên quan tới não.
Những bệnh liên quan đến tim mạch
Khác với các loại chất béo no Omega 3 rất có lợi cho sức khỏe, omega 3 có trong dầu cá giúp trung hòa cholesterol, hạn chế những bệnh liên quan đến bệnhtimmạch.
Những người mà thường xuyênbổ sung Omega 3 thì cơ thể họ sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh vềtimmạch hơn so với những người không bổ sung Omega 3.
Tình trạng đau nhức xương khớp
Omega 3 có vai trò quan trọng đối với xương khớp, nó dễ dàng biến đổi thành prostaglandin – hoạt chất có vai trò kháng viêm, chống xương khớp,chống oxy hóa, tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Việc thiếu hụt Omega 3 sẽ làm giảm năng lượng prosttaglandin dẫn tới các khớp xương dễ bị tổn thương do chấn thương, sử dụng khớp qua mức, viêm khớp.
Làn da sẽ nói lên một phần sức khỏe cơ thể bạn
Một trong những triệu chứng thiếu axit béo omega 3 là da khô, không đều hoặc ngứa. Các axit béo thực sự cần thiết cho các tuyến sản xuất dầu, các chất dưỡng ẩm tự nhiên của da trong cơ thể.
Cung cấp đủ omega 3 giúp giữ màng tế bào da khỏe mạnh và tăng cường sản xuất lipit. Lipid giúp giữ ẩm da làm da mịn màng hơn. Nó cũng ngăn ngừa các nếp nhăn và bảo vệ làn da của bạn khỏi quá trình lão hóa sớm.
Luôn cảm thấy lạnh
Nếu như những người xung quanh cảm thấy bình thường trong khi bạn lại luôn có cảm giác ớn lạnh dù cho nhiệt độ phòng không thấp lắm thì chứng tỏ bạn đang bị thiếu hụt chất béo 1 cách trầm trọng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cũng cần bổ sung Omega 3 cho cơ thể ngay lập tức.
Rối loạn tâm lý khiến người phụ nữ cho mình gây ra đại dịch Covid-19
Căn bệnh rối loạn tâm lý kéo dài đã khiến người phụ nữ ở Anh nghĩ mình chính là thủ phạm gây ra đại dịch Covid-19.
Những tiếng nói xuất hiện trong đầu thuyết phục cô tin vào điều này.
Cô Natasha Rea, 33 t.uổi, sống ở Anh. Cô được chẩn đoán mắc rối loạn khí sắc vào năm 2004, khi chỉ mới 14 t.uổi. Tuy nhiên, đến 10 năm sau, cô mới được xác định là bị rối loạn lưỡng cực, theo tờ New York Post (Mỹ).
Rối loạn tâm thần khiến cô Natasha Rea nghĩ rằng chính mình đã gây ra đại dịch Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người phụ nữ trải qua những cơn trầm cảm nặng, sau đó là giai đoạn hưng cảm ập đến mà không dự đoán trước được. Những thay đổi khí sắc đã dẫn đến hàng loạt vấn đề thể chất như rối loạn chức năng ruột, cơ thể mệt mỏi đến mức khiến cô không thể di chuyển ra khỏi giường.
Lần đầu cô Rea nhận thấy bản thân có các biểu hiện dao động giữa trạng thái trầm cảm và hưng cảm là vào năm 2011. Khi đó, cô 22 t.uổi và vừa sinh con trai. Khoảng 3 tháng sau, mẹ cô bị đau tim. Cú sốc này khiến sức khỏe tâm thần của cô ngày càng xấu.
Cô đến gặp bác sĩ kiểm tra và được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần. Tại đây, cô được kê một số loại thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Trong giai đoạn phong tỏa do dịch Covid-19 vào năm 2020, cơn hưng cảm của cô Rea xuất hiện kèm theo triệu chứng loạn thần. Người phụ nữ lo sợ nhiễm virus SARS-CoV-2, sau đó nghĩ rằng chính mình đã gây ra đại dịch. Trong đầu cô xuất hiện ảo thanh, đó là giọng nói cố thuyết phục rằng chính cô đã làm việc đó.
Không phải bệnh nhân nào bị rối loạn lưỡng cực cũng xuất hiện triệu chứng loạn thần. Các triệu chứng loạn thần thường gặp là hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ phi tổ chức.
Loạn thần ở người rối loạn lưỡng cực có thể xuất hiện ở giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, phổ biến hơn là ở giai đoạn hưng cảm. Loạn thần ở người bị rối loạn lưỡng cực có thể xuất hiện một cách từ từ qua thời gian, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Hiện tại, cô Rea vẫn tiếp tục dùng thuốc. Cô đã xuất bản một quyển sách của mình để ghi lại hành trình của người bị rối loạn lưỡng cực. Cô cũng đang là đại sứ của Bipolar UK, tổ chức chuyên hỗ trợ những người bị rối loạn lưỡng cực.