Mì tôm gây hại cho gan thận của bạn, chớ dại ăn nhiều kẻo có ngày hối hận không kip.
Tác hại khi ăn nhiều mì tôm
Bệnh tim mạch: Khi bạn thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên do trong mì tôm có chứa phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối những người mắc tim mạch, hay cao huyết áp.
Ảnh hưởng gan: Khi bạn sử dụng quá nhiều mì tôm những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh….không tốt cho sức khỏe của bạn.
Ảnh minh họa
Lão hóa sớm: Thành phần đầu trong mì ăn liền, hóa chất bảo quản, sự thiếu hụt dinh dưỡng là những điều gây hại, ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa ở cơ thể chúng ta, khiến da mau nhăn nheo và già đi trông thấy. Chính vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều mì tôm nhé!
Sai lầm khi ăn mì tôm gây hại sức khỏe
Ăn trước khi đi ngủ: Mì tôm là loại thực phẩm ăn liền nghèo dinh dưỡng, lại khó tiêu hóa. Do đó, nếu ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến năng lượng trong mì không tiêu hóa kịp, lâu ngày tích tụ lại thành mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Ăn mì tôm sống: Khi ăn mì tôm bạn cần làm chín nó, vì được chiên qua dầu nên mì tôm chứa rất nhiều chất béo khó tiêu hóa. Khi ăn sống càng khó tiêu hóa hơn. Chính vì thế, để hạn chế tác hại của mì bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Sử dụng gói dầu gia vị: Trong gói mì tôm thường có gia vị và dầu ăn sẵn, những gói dầu đó thường được làm từ dầu tinh luyện và các loại hương liệu giúp làm gia tăng hương vị đặc trưng của sản phẩm. Những chất béo này không tốt cho thể vì thế bạn nên vứt bỏ gói dầu gia vị này đi.
Ăn mì tôm nhớ làm thêm 1 bước nhỏ để loại bỏ chất béo, không lo nóng trong, nổi mụn
Mì tôm (hay còn gọi là mì ăn liền) là món ăn quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Quy trình nấu mì tôm “chuẩn”
Thông thường, nhà sản xuất hưỡng dẫn chúng ta cho vắt mì vào bát, đổ gia vị và nước sôi vào, chờ trong 3 phút là có thể dùng được. Tuy nhiên, bạn không nên ăn theo cách này.
Hãy chần vắt mì trong nước sôi. Khi thấy các cọng mì bắt đầu tách rời nhau thì vớt ra, đổ bỏ nước. Đây là cách loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì.
Tiếp tục nấu một nồi nước sôi mới rồi bỏ vắt mì vào. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, bỏ mì ra bát ngay để mì không bị nát.
Khi bát mì còn đang nóng, bạn hãy bỏ gói gia vị vào và trộn đều. Chúng ta chỉ cần bỏ một nửa hoặc 2/3 gói gia vị là được, không nên đổ tất cả vào bát sẽ gây quá mặn, không tốt cho sức khỏe.
Mì tôm là loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng. Do đó, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần.
Việc bổ sung rau xanh vào bát mì tôm là điều cần thiết. Cách này sẽ giúp giảm tối đa lượng chất béo dư thừa. Thông thường, mỗi một vắt mì có thể thêm 150 gram rau xanh. Bạn có thể sử dụng bất cứ loại rau nào có sẵn trong nhà như cải ngọt, bông cải, cải xanh hay giá đỗ…
Ngoài ra, để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần thêm 25-30 gram chất đạm cho mỗi vắt mì. Hãy thêm thịt lợn, thịt bò, tôm hoặc trứng… để có một bữa ăn đầy đủ chất.
Ảnh minh họa
Không ăn mì tôm sống
Mì tôm sống có thể là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng đây là loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, khó tiêu hóa.
Mì gói thường được chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo, ăn sống sẽ gây khó tiêu. Khi nấu chín, lượng chất béo giảm đi sẽ hạn chế tác hại của mì.
Không ăn quá 3 lần/tuần
Không nên dùng mì tôm liên tục và thay cho bữa chính vì nó có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường xuyên ăn mì tôm bạn sẽ dễ bị nổi mụn, nhiệt miệng.
Lâu dài, có thể gây béo phì, gia tăng nguy cơ mắc cách bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao..
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến bạn thường xuyên bị đày hơi, khó chịu. Do đó, tốt nhất không nên ăn mì tôm quá 3 lần/tuần.