Hà Nội: Một phụ nữ bị ngộ độc do ăn bỏng ngô nghi tẩm cần sa

Chiều 5/12, theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (56 t.uổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) được chẩn đoán bị ngộ độc cần sa sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi có tẩm cần sa.

Theo lời kể của người nhà, tầm 16 giờ 30 phút ngày 29/11, chị Phạm Thị Ch. có ăn 2 miếng bỏng ngô (do con chị đặt mua trên mạng). Sau 1 tiếng, chị Ch. cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nôn ra thức ăn, sau đó, ý thức lơ mơ nên được người nhà đưa vào Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai xác nhận, tối 29/11, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn hai bên. Qua khai thác thì được biết bỏng ngô mà bệnh nhân ăn là loại được con của bệnh nhân đặt mua trên mạng Internet. Kết quả xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân phát hiện chất THC (một chất chính có trong cần sa). Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cần sa, được cấp cứu và điều trị theo đúng phác đồ nên đã qua cơn nguy kịch.

ha noi mot phu nu bi ngo doc do an bong ngo nghi tam can sa fa9 6779461
Mẫu bỏng ngô bệnh nhân đã sử dụng do gia đình cung cấp.

“Hiện nay có nhiều loại m.a t.úy mới xuất hiện, không chỉ dưới các dạng truyền thống như: dạng viên, dạng bột, dạng tem… mà còn được trộn vào nhiều loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống. Trước đó, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc cần sa có trong các loại bánh ngọt, bánh quy, kẹo và trong t.huốc l.á điện tử, thuốc lào. Đây là lần đầu tiên ngộ độc cần sa sau ăn bỏng ngô được phát hiện” – TS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.

Hiện nay, có rất nhiều loại m.a t.úy, không chỉ được bán và sử dụng kín đáo mà còn len lỏi phổ biến công khai vào đời sống hàng ngày, liên tục thu hút lôi kéo mở rộng số người tham gia sử dụng và nghiện. Lý do là các loại m.a t.úy đó được đưa vào t.huốc l.á điện tử chưa bị cấm, đồ ăn thức uống và ở những tụ điểm giải trí. Việc quản lý mua bán online chưa đạt khiến việc phát tán rất nhanh chóng.

TS Nguyễn Trung Nguyên cũng nhấn mạnh, cần sa là một loại m.a t.úy tự nhiên và cổ điển, việc xét nghiệm phát hiện dễ dàng. Tuy nhiên, hầu hết m.a t.úy hiện nay là các chất mới, được kẻ xấu thay đổi và tạo mới hàng ngày (thường được gọi dưới tên không chính xác là chất cần sa tổng hợp). Các phòng xét nghiệm hiện đại của đất nước còn chưa kịp nghiên cứu tìm ra cách phát hiện, nhà nước còn chưa kịp đưa vào danh sách cấm, thì đã có chất mới xuất hiện thêm. Hiện nay, ngoài một vài phòng xét nghiệm thuộc hệ thống pháp y, khoa học hình sự thì tất cả phòng xét nghiệm ở các BV và tất cả đơn vị cơ động kiểm tra m.a t.úy nhanh trên cả nước đều không thể xét nghiệm phát hiện m.a t.úy mới này.

Do đó, các loại m.a t.úy này dễ dàng đi qua cửa khẩu hải quan một cách công khai và xâm nhập gây hại cho đất nước. Có thể nói, các loại m.a t.úy ở Việt Nam hiện nay đang chủ động thách thức tất cả cơ quan chức năng cũng đang vượt lên trước thắng thế các nỗ lực quản lý của nhà nước và sự quan tâm của gia đình, xã hội.

Chuyên gia sức khỏe chỉ ra những thực phẩm hại con người hơn cả mắc ung thư

Chuyên gia sức khỏe chỉ ra những thực phẩm hại con người hơn cả mắc ung thư nhưng quá nhiều người đang ưa chuộng.

Thực phẩm đóng hộp

Nhiều người tin rằng thực phẩm đóng hộp cũng có giá trị dinh dưỡng như khi còn đang tươi sống. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Các chuyên gia cho rằng thực phẩm khi trải qua quy trình chế biến để đóng hộp đã mất đi 1 lượng không nhỏ các loại vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí có nhiều món đã mất chất hoàn toàn.

Không những thế, một số loại trái cây khi chế biến đóng hộp sẽ phải sử dụng đến chất bảo quản, nước và một lượng lớn đường khiến cho độ ngọt tăng cao.

Ăn uống nhiều đồ ngọt sẽ đưa lượng đường lớn vào cơ thể, khiến lượng đường trong m.áu tăng lên, tụy phải làm việc “nặng nhọc” hơn.

Thực phẩm đóng hộp có thêm dầu mỡ, năng lượng nhiều hơn gây ra béo phì, thừa cân, ảnh hưởng lớn đến vóc dáng và sức khỏe các cơ quan bên trong cơ thể.

chuyen gia suc khoe chi ra nhung thuc pham hai con nguoi hon ca mac ung thu 466 6763145

Thực phẩm đóng hộp trong thời gian dài tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ

Bỏng ngô

Là đồ ăn vặt vô cùng hấp dẫn và thuận tiện, nhưng những túi bắp rang trong lò vi sóng chứa hóa chất có liên quan đến nguyên nhân gây vô sinh, ung thư gan, ung thư t.inh h.oàn và ung thư tuyến tụy.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã công nhận các axit perfluorooctanoic (PFOA) trong bỏng ngô rang ở lò vi sóng có khả năng gây ung thư.

Tương tự như vậy, các hóa chất diacetyl được sử dụng trong bỏng ngô có liên quan đến tổn thương và ung thư phổi.

Khoai tây mọc mầm

Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉ.a c.hảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.Mật cá

Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn, các độc tố này gây ra các triệu chứng nổi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, t.ử v.ong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời.

Đồ Uống có ga

Giống như các loại thịt qua chế biến, nước có ga đã được chứng minh là1 trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Chứa quá nhiều đường, các hóa chất dùng trong thực phẩm, và chất tạo màu,…nước ngọt có thể “axit hóa cơ thể”, có thể gây lão hóa và ung thư nhanh chóng.

Một số hóa chất dễ gây ung thư có mặt trong các loại đồ uống được tìm thấy là caramel màu và dẫn xuất 4-methylimidazole của nó (4-MI).

Thực phẩm hun khói

Nếu người ta thường ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư trong cuộc sống hàng ngày, có thể được gây ra lão hóa sớm. Vì vậy, mọi người nên giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm có dầu và các loại thực phẩm hun khói. Khi họ ăn những thức ăn như vậy, họ nên ăn một số loại trái cây và rau quả để giảm bớt những ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da, tránh các nếp nhăn xuất hiện sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *