Ghi nhận bệnh nhi biến chứng nặng do bệnh bạch hầu

Theo Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), các loại bệnh dịch tiếp tục là mối lo ngại cho nhiều quốc gia và tác động trực tiếp đến sức khỏe t.rẻ e.m, như đại dịch Covid-19, cúm A, sốt xuất huyết, lao, viêm gan vi rút, các bệnh do nấm và ký sinh trùng.

ghi nhan benh nhi bien chung nang do benh bach hau aa7 7064459

Các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi đã ghi nhận ở VN là: bạch hầu, ho gà, tay chân miệng, n.hiễm t.rùng bệnh viện và kháng kháng sinh…; bệnh truyền nhiễm được đẩy lùi nhưng vẫn xuất hiện các ổ dịch gần đây.

BV Nhi T.Ư mới đây tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhi (BN) mắc bệnh bạch hầu với tình trạng rất nặng, một số BN phải đặt ECMO.

Ngoài ra, các bệnh lý nhiễm vi rút (cúm, adeno, tay chân miệng, sốt xuất huyết) vẫn có diễn biến khó lường; đồng thời một số vi rút gây bệnh mãn tính (EBV, CMV) và các căn nguyên n.hiễm t.rùng khó xác định gây sốt kéo dài ở trẻ đòi hỏi việc cập nhật kiến thức mới của chuyên ngành truyền nhiễm nhi.

Theo Sở Y tế Hà Nội, tháng 11 vừa qua, một b.é g.ái 6 tuần t.uổi bị ho gà, nhập viện điều trị trong tình trạng nặng do bị chẩn đoán muộn. BN sau 3 lần khám mới được chẩn đoán đúng bệnh.

Phân bổ vắc-xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành phân bổ vắc-xin DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib).

Ngày 27/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có văn bản gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành về việc phân bổvắc-xin này.

phan bo vac xin phuc vu nhu cau tiem chung mo rong 929 7059824

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành phân bổ vắc-xin DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng.

Trước đó, ngày 16/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận 490.600 liều vắc-xin DPT-VGB-Hib do Chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF).

Sau khi vắc-xin được tiếp nhận, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc gửi mẫu và hồ sơ yêu cầu kiểm định đến Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và Sinh phẩm y tế để kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng theo qui định của Bộ Y tế.

Ngày 26/12/2023, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và Sinh phẩm y tế đã cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm cho số vắc-xin nêu trên. Theo đó số vắc-xin này đủ điều kiện đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ngay trong ngày 26/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc phân bổ vắc-xin theo kế hoạch đã báo cáo Bộ Y tế và tiến hành vận chuyển vắc-xin đến các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur thuộc 4 khu vực gồm miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

Đồng thời, Viện đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng cấp phát vắc-xin DPT-VGB-Hib cho các tỉnh/thành phố, cụ thể với các tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Bắc có thể tiếp nhận vắc-xin từ ngày 27/12, với các tỉnh/thành phố thuộc khu vực còn lại sẽ có thể tiếp nhận vắc-xin sau đó 1 – 2 ngày khi vắc-xin được chuyển tới kho các khu vực.

Theo kế hoạch, vắc-xin DPT-VGB-Hib sẽ được triển khai tại các Trạm Y tế xã phường trên cả nước ngay từ những ngày đầu tháng 1/2024.

Vắc-xin sẽ được ưu tiên sử dụng tiêm mũi 1 cho trẻ từ 2 đến 18 tháng t.uổi sau đó có thể sử dụng tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin DPT-VGB-Hib.

Bộ Y tế đề nghị các giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc phân bổ, tổ chức tiêm chủng vắc-xin DPT-VGB-Hib trên địa bàn đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường; có xu hướng tăng dần tần suất và xuất hiện nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, các dịch bệnh mới nổi;

Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể; số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua với ước tính nửa dân số trên thế giới có nguy cơ ca mắc mỗi năm.

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, t.ử v.ong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *