Tập đoàn Vekaria bày tỏ thiện chí hợp tác với Nanogen để tiến hành thử nghiệm và sản xuất vắc xin Nanocovax tại Ấn Độ – ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ cho biết.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ – ông Phạm Sanh Châu trong cuộc trao đổi với Dân trí chiều 10/8, cho biết hôm qua 9/8, Công ty Nanogen (Việt Nam), đã cùng với Tập đoàn dược phẩm Vekaria (Ấn Độ), đã ký kết Bản thỏa thuận bảo mật thông tin (DNA) nhằm phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ, sản xuất và phân phối vắc xin ở Ấn Độ.
Bài Viết Liên Quan
- 3 thực phẩm người Nhật hay thêm vào bữa cơm để giữ ấm cơ thể
- Tự đoán bệnh đái tháo đường
- Tác dụng của dưa chuột, bạn đã biết?
Lễ Ký kết thỏa thuận DNA diễn ra ở hai đầu cầu (Ảnh: Đại sứ Quán Việt Nam tại Ấn Độ cung cấp).
Ông Phạm Sanh Châu cho biết, trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã xây dựng một nhóm phản ứng nhanh để thực hiện những chiến dịch lớn: Tìm mua thuốc điều trị Covid-19, tìm mua vắc xin… Việc hỗ trợ Công ty Nanogen kết nối với các tập đoàn dược phẩm lớn của Ấn Độ là một trong các mục tiêu đó.
“Quá trình đàm phán đã diễn ra suốt vài tháng qua. Thời điểm dịch bệnh ở Ấn Độ diễn biến phức tạp nhất, cũng là thời điểm trước khi đợt dịch thứ 4 xuất hiện ở Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Nanogen tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax với quy mô lớn và cũng là mục tiêu của Nanogen”.
Nanogen và Vekaria sẽ tiếp tục thảo luận sâu hơn về các nội dung hợp tác cụ thể bao gồm thử nghiệm, sản xuất, phân phối vaccine Nanocovax
Theo ông Phạm Sanh Châu, Ấn Độ là đất nước hiếm hoi trên thế giới có các công ty chuyên thử nghiệm lâm sàng vắc xin với quy mô lớn. Ấn Độ cũng được mệnh danh là “nhà thuốc của thế giới” – nơi tập trung các tập đoàn dược phẩm hàng đầu và các nhà máy sản xuất dược phẩm với công suất lớn, hứa hẹn có thể sản xuất vắc xin số lượng lớn, chi phí sản xuất hợp lý.
“Khi nắm được thông tin về các công ty thử nghiệm vắc xin ở Ấn Độ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã hỗ trợ Nanogen trong việc tiếp xúc với các cơ quan nghiên cứu ở Ấn Độ và các tập đoàn dược phẩm tại đây – trong đó Tập đoàn Dược phẩm Vekaria tỏ ra hứng thú nhất với Nanocovax. Sau khi đ.ánh giá những triển vọng của Nanocovax từ những báo cáo nghiên cứu ban đầu, Tập đoàn Vekaria đã bày tỏ thiện chí hợp tác với Nanogen để tiến hành thử nghiệm và sản xuất vắc xin Nanocovax tại Ấn Độ”, ông Phạm Sanh Châu cho biết.
Lễ Ký kết thỏa thuận DNA diễn ra ở hai đầu cầu: Tại công ty Nanogen ở Việt Nam với sự tham dự của ông Hồ Nhân – Tổng giám đốc làm đại diện. Tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở New Delhi, với sự tham gia của Đại sứ Phạm Sanh Châu và ông Yogendra Vekaria – Giám đốc điều hành Công ty Vekaria Healthcare LLP.
Sau lễ ký kết thỏa thuận DNA, Nanogen và Vekaria sẽ tiếp tục thảo luận sâu hơn về các nội dung hợp tác cụ thể bao gồm thử nghiệm, sản xuất, phân phối vắc xin Nanocovax sau này, khi Nanocovax được các cơ quan chức năng cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Sự thực cụ ông ăn sống đất đá hàng ngày để chữa đau bụng
Cụ ông cho biết đã bắt đầu sở thích này từ năm 1989 đến nay để giảm bớt chứng đau bụng.
Một cụ ông 80 t.uổi sống tại ngôi làng nhỏ ở bang Maharashtra, Ấn Độ, đã trở nên nổi tiếng nhờ sở thích và thói quen ăn đá cuội và đất sét. Đó là ông Rambhau Bodke đến từ làng Adarki Khurd, được dân làng gọi là “người kỳ lạ”.
Trung bình mỗi ngày ông ăn khoảng 250 gram đá cuội với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Theo lời kể của ông Bodke, thói quen bất thường này bắt đầu vào năm 1989. Khi đó, ông bị đau bụng khó chịu và được một bà lão trong làng bày cách “giảm đau” nếu nhai thử vài viên đá.
Cụ ông Rambhau Bodke trở thành người kỳ lạ nhất thôn làng Adarki Khurd.
Trong những lần khám bệnh, cụ ông 80 t.uổi này đã kể cho bác sỹ nghe về câu chuyện của mình. Các bác sỹ tỏ ra bất ngờ và khuyên ông nên bỏ sở thích lạ. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều người dân xung quanh vùng vì tò mò đã tới tận làng Adarki Khurd để chứng kiến cảnh ông Bodke ăn đá ra sao.
Trước đó, dị nhân Pakkirappa Hunagundi (34 t.uổi, sống tại bang Karnataka, Ấn Độ) cũng ăn đất đá, gạch vụn từ năm 10 t.uổi. Đã 24 năm trôi qua, nhưng thói quen ăn uống quái đản của anh vẫn chẳng hề thay đổi. Thay vì thức ăn bình thường, Pakkirappa cảm thấy thích thú khi ăn gạch vụn mà không hề ảnh hưởng tới dạ dày.
Pakkirappa Hunagundi thích thú với món đất đá.
Các bác sĩ cho rằng, rất có thể cụ Rambhau Bodke và Pakkirappa đã bị hội chứng Pica vô cùng hiếm gặp, người mắc bệnh lạ này có thể ăn mọi thứ kỳ quặc nhất.
Hội chứng Pica bắt nguồn từ tiếng La tinh dùng để gọi một loài chim có tên là Magpie. Đây là loài chim ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì, dù là vô cơ hay hữu cơ.
Bệnh Pica rất nguy hiểm khi người bệnh ăn những thứ có độc, có chứa khí gas, ký sinh trùng. Việc này dẫn tới xuất huyết dạ dày và tỉ lệ t.ử v.ong rất cao. Một nghiên cứu tiến hành vào năm 1991 tìm thấy một tỷ lệ Pica khoảng 8,8% trên phụ nữ mang thai ở Saudi Arabia.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số t.rẻ e.m, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai.
Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm…và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước. Pica vẫn mãi là một điều bí ẩn cần tìm ra lời giải đáp.