Đang mang thai có được tiêm vaccine Covid-19?

Vợ tôi mang thai 25 tuần được phường thông báo có thể đăng ký tiêm chủng. Liệu vợ tôi có thể tiêm và cần lưu ý gì? (Nguyễn Long, 34 t.uổi, TP HCM).

Bài Viết Liên Quan

dang mang thai co duoc tiem vaccine covid 19 d20 5952472

Trả lời:

Theo Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19 được ban hành ngày 10/8, Bộ Y tế quy định phụ nữ mang thai dưới 13 tuần thuộc nhómtrì hoãn tiêm chủng.

Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai từ 13 tuần trở lên thuộc nhóm được phép tiêm nhưng phải thận trọng và khám sàng lọc kỹ lưỡng. Lưu ý không áp dụng nhóm đối tượng này với vaccine Sputnik V.

Tại điểm tiêm chủng, nhân viên y tế phải hỏi rõ t.uổi thai, lợi ích và nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19 để tư vấn cho thai phụ. Nếu đồng ý, thai phụ cần ký cam kết tiêm, sau đó chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm và theo dõi.

Bộ Y tế yêu cầu cơ quan tiêm chủng phải ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân. Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm trong 15 ngày.

Ngoài ra, người sau tiêm cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất trong ba ngày đầu. Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất trong ba ngày đầu sau tiêm chủng. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Đặc biệt, thường xuyên đo thân nhiệt. Khi sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Khi sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xử lý bằng cách nào?

Khi bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa, không ít những người mắc căn bệnh này đang trong thời kỳ mang thai. Vậy uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

uong thuoc ha ap co anh huong den thai nhi khong xu ly bang cach nao 5dc 5674573

Sử dụng thuốc hạ áp cho phụ nữ mang thai là biện pháp điều trị bệnh hữu hiệu nhất hiện nay. Nhưng khi sử dụng thuốc, thai phụ cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ khó lường cho cả mẹ và con.

Vậy uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mẹ bầu những băn khoăn khi bị cao huyết áp khi mang thai.

1. Uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có thể bạn cũng đã nhận thấy được rằng, bệnh cao huyết áp ngày càng xu hướng trẻ hóa. Thực tế đã có không ít người mắc căn bệnh này ngay trong độ t.uổi sinh đẻ, mang thai của phụ nữ.

Nhìn chung uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Còn phụ thuộc vào từng nhóm thuốc. Để biết được chính xác bạn có bị cao huyết áp trong quá trình mang thai hay không? bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện kịp thời, và có cách xử lý thích hợp nhất.

2. Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp không nên sử dụng nhóm thuốc nào?

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc hạ áp của các nhóm sau. Bởi những nhóm thuốc này sau khi vào cơ thể sẽ qua nhau thai. Gây ra những tác hại xấu cho thai nhi như: hạ huyết áp, suy thận, vô hiệu, dị tật bẩm sinh và thậm chí là gây t.ử v.ong thai nhi.

2.1. Nhóm thuốc ức chế men chuyển (Captopril, Lisinopril, Enalapril)

Nếu dùng nhóm thuốc trong 6 tháng cuối thai kỳ sẽ gây hạ huyết áp. Chưa dừng lại ở đó chúng còn có thể gây suy thận, tăng kali m.áu của thai nhi. Khiến cho thai nhi bị teo chân tay, biến dạng mặt, giảm sản sự phát triển phôi. Hoặc giảm sản sọ trẻ sơ sinh. Sự giảm sản nước ối ở mẹ biểu hiện gần đúng với sự giảm chức năng thận của thai nhi vô cùng nguy hiểm.

uong thuoc ha ap co anh huong den thai nhi khong xu ly bang cach nao 7bd 5674573

Không nên tự ý mua thuốc hạ áp khi đang mang thai, bởi sẽ dẫn đến những tác động xấu đến thai nhi (Ảnh: Internet)

Nhiều trường hợp thuốc có thể gây giảm nước ối không xuất hiện. Cho đến khi thai nhi không thể đảo ngược được. Có lẽ vì thế mà các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo không dùng thuốc nhóm ức chế men chuyển ở giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ.

Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, thì bạn cần siêu âm định kỳ. Để có thể đ.ánh giá môi trường â.m đ.ạo, và khi phát hiện có sự giảm nước ối cần ngưng dùng thuốc ngay. Trừ trường hợp khẩn cấp, cần cứu mạng sống của mẹ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên New England Journal Of Medicine. Thì các bà mẹ có thai dùng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sẽ làm tăng nguy cơ dị dạng tim mạch hệ thần kinh trung ương của bé. Do đó có khuyến cáo không nên sử dụng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

2.2. Nhóm thuốc đối kháng với Angiotensin II

Tác dụng đối với thai nhi gần tương tự với nhóm ức chế men chuyển. Nhưng nó có tác dụng nhanh và mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhiều hơn. Vì thế, uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? khi sử dụng nhóm thuốc này thì câu trả lời là có.

Hơn nữa, theo các bác sĩ chuyên khoa thì tuyệt đối không nên sử dụng nhóm thuốc vào 6 tháng cuối của thai kỳ. Nếu cần phải dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần phải thăm dò, kèm theo những hiệu chỉnh phù hợp.

2.3. Nhóm thuốc chẹn Calci (Nifedipin, Amlodipin)

Khi sử dụng nhóm thuốc hạ áp này sẽ làm giảm huyết áp mạnh. Từ đó gây ra giảm tưới m.áu tử cung, thiếu oxy cho thai nhi. Trong những cuộc thử nghiệm ở súc vật, khi sử dụng nhóm thuốc này khi chúng mang thai làm giảm tưới m.áu tử cung. Nên đã gây ra hiện tượng quái thai như: gây bất thường ở đầu, chi, c.hết phôi thai. Hay làm kích thước rau thai nhỏ lại, nhung mao kém phát triển (ở khỉ). Hoặc làm thời gian mang thai kéo dài, thú sơ sinh giảm khả năng sống sót.

Nghiêm trọng khi nhóm thuốc này có thể gây quái thai cho súc vật, thì khi quy ra người mức độ nguy hiểm còn nhiều lần liều bình thường.

uong thuoc ha ap co anh huong den thai nhi khong xu ly bang cach nao cfd 5674573

Uống thuốc hạ áp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé (Ảnh: Internet)

Mặc dù trên người chưa có nghiên cứu, hay một kiểm chứng cụ thể. Nhưng trong một vài trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm chẹn Calci. Sẽ gây ra các biến đổi sinh hóa ở phần đầu t.inh t.rùng, dẫn đến giảm chức năng t.inh t.rùng. Đây cũng chính là một trong những lý do các bác sĩ chuyên khoa, khuyến cáo không nên sử dụng thuốc chẹn Calci cho sản phụ trong suốt quá trình mang thai.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này còn có tác dụng chống co thắt tử cung. Nên nếu sản phụ bị dọa sảy thai bác sĩ vẫn cho sử dụng nhưng với điều kiện phải theo dõi cẩn thận.

2.4. Nhóm chẹn Beta

Khi thử nghiệm trên súc vật cho thấy, nhóm thuốc này có thể gây hủy phôi thai. Làm chậm nhịp tim ở thai và ở thú sơ sinh. Tuy chưa có kiểm chứng cụ thể trên người. Chỉ mới có thông tin về mức độ ảnh hưởng không có lợi của nhóm thuốc này đến thai nhi khi sử dụng ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi khi thuốc đi qua nhau thai, nồng độ thuốc trong m.áu của mẹ và trong thai nhi gần xấp xỉ nhau. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng nhóm thuốc hạ áp này cho người mẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu có thể Tìm hiểu vai trò của thuốc chẹn Beta điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc điều trị này đúng cách.

Muốn biết uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? bà bầu bị cao huyết áp nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp điều trị huyết áp trên thai phụ sao cho phù hợp. Cao huyết áp khi mang thai được điều trị phù hợp sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Bà bầu bị cao huyết áp cần làm gì?

Không chỉ với các sản phụ t.uổi còn trẻ, mà ở bất kỳ độ t.uổi nào. Người bệnh khi mới chớm bị cao huyết áp sẽ có nhiều cách hơn để đưa huyết áp về mức an toàn bằng cách cải thiện chế độ ăn, luyện tập, tránh gây căng thẳng trong gia đình… Giai đoạn này chưa nhất thiết phải dùng thuốc.

uong thuoc ha ap co anh huong den thai nhi khong xu ly bang cach nao b02 5674573

Mẹ bầu bị cao huyết áp cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp điều trị thích hợp (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang mang thai cần phải dùng thuốc. Cần phải dùng thuốc theo chỉ định và dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bởi có thuốc có thể dùng được nhưng ở một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bệnh nhân mà chọn lựa một thuốc, cũng như cho cách dùng phù hợp.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần thăm khám định kỳ, nhất là trong giai đoạn chuyển thai kỳ. Để bác sĩ thuốc nắm bắt và điều chỉnh thuốc kịp thời. Trong trường hợp đặc biệt, bạn phải dùng một loại thuốc chưa phù hợp với giai đoạn thai kỳ đó. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích cùng nguy cơ để chỉ định, thông báo cho bệnh nhân. Biết và hợp tác với người bệnh theo dõi một cách cẩn trọng nhất trong suốt quá trình dùng thuốc. Nhằm có biện pháp xử lý kịp thời nếu không may xảy ra tình huống xấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *