“Do nhu cầu cấp thiết, bệnh nhân cần thở oxy quá nhiều nên chúng tôi tìm cách chế ra nhiều ống thở cho một bình oxy. Sáng chế này xuất phát từ việc chia oxy cho hồ nuôi cá tại nhà”, bác sĩ Hiếu nói.
Bài Viết Liên Quan
- 40 em bé được ‘vá’ dị tật hàm mặt miễn phí
- Bệnh cao huyết áp không đáng ngại nếu có những thực phẩm này trong nhà
- Bác sĩ cắm ống thông tiểu sai kích thước, người đàn ông đột quỵ bị c.hảy m.áu, đau đớn không ngừng trong 51 tiếng
Theo bác sĩ Phan Trung Hiếu ( Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 6, việc chế ra hệ thống cung cấp oxy cùng lúc cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 không phải vì bệnh viện thiếu oxy mà chỉ thiếu đồng hồ chia oxy. Mỗi bình oxy chỉ dùng cho 1 bệnh nhân, nhưng các bác sĩ chế ra một bình dùng từ 5 đến 6 bệnh nhân.
“Ban đầu chúng tôi gặp nhiều khó khăn do sử dụng đầu chia oxy bằng nhựa, các đầu nối với ống thở hở khiến oxy bị xì. Sau đó, chúng tôi lên mạng tìm hiểu và mua các đầu chia oxy bằng inox, có van đóng mở, nên công việc gặp rất nhiều thuận lợi”, bác sĩ Hiếu cho biết.
Để đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ oxy cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến, hàng ngày các chuyến xe chở hàng trăm bình oxy tập kết ngay lối đi phía sau của bệnh viện, mỗi bình oxy có trọng lượng khoảng 60 kg (trong đó là 10 kg khí oxy).
Các bình oxy sau khi vận chuyển đến bệnh viện dã chiến được lực lượng hậu cần đưa lên từng phòng để kịp thời cung cấp cho bệnh nhân. Sau khi vận chuyển lên các phòng bệnh, lực lượng nhân viên hậu cần được phun khử khuẩn cẩn thận để tránh lây lan dịch bệnh.
“Thuận lợi của việc chia nhiều đầu dẫn thở oxy là giải quyết nhu cầu cấp thiết của bệnh nhân, bệnh nhân cần oxy là có thở liền. Nếu không chế ra như thế thì mỗi bệnh nhân phải dùng 1 bình, phòng 6 bệnh nhân thì dùng 6 bình, như thế sẽ mất nhiều nguồn nhân lực, mất thời gian và các bình oxy sẽ chiếm diện tích phòng của bệnh nhân”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.
Bác sĩ Hiếu dùng bộ đàm thường xuyên nhắc nhở các nhân viên phòng điều hành kiểm tra và cung cấp đầy đủ bình oxy để phục vụ kịp thời bệnh nhân.
Tại Bệnh viện dã chiến số 6, không riêng bác sĩ Hiếu mà hầu hết các y, bác sĩ khác ngoài nhiệm vụ chăm sóc và điều trị cho hàng nghìn F0, họ còn làm tất cả các việc như: bưng bê giường bệnh, sửa điện, nước… lo cho bệnh nhân từng miếng ăn đến giấc ngủ.
“Đối với các bệnh nhân nặng, bệnh nhân có triệu chứng thì oxy là vấn đề cực kỳ quan trọng, cấp thiết cho quá trình điều trị. Bệnh nhân không có oxy là rất khó, oxy được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Nên khi có sự cố, chúng ta phải nhanh, không được chậm trễ”, bác sĩ Hiếu đang trong phòng điều hành nhưng nhận được sự cố oxy cung cấp cho bệnh nhân, bác sĩ Hiếu tay cầm mỏ lết vội vã chạy lên tầng 4 khắc phục.
Bác sĩ Hiếu hướng dẫn các bạn điều dưỡng khắc phục những sự cố cơ bản trong quá trình cung cấp oxy cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Hiếu, oxy chính là biện pháp đầu tay để giành giật sự sống cho bệnh nhân mắc Covid-19, không cung cấp oxy kịp thời người bệnh sẽ trở nặng và điều trị không đúng cơ chế bệnh nhân sẽ trở nên nguy kịch, dẫn đến t.ử v.ong cao.
Bác sĩ Hiếu lấy ống cung cấp oxy cho vào nước để ước lượng oxy đến mũi bệnh nhân khoảng bao nhiêu lít trong một phút. Qua đó, canh chỉnh phù hợp oxy cho bệnh nhân. “Oxy quý như vàng, chúng tôi phải canh chỉnh lại cho phù hợp với từng bệnh nhân, không để oxy thất thoát trong quá trình điều trị”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.
Trước cửa phòng điều trị bệnh nhân F0, bác sĩ Hiếu ghi chú đầy đủ các lỗi cần lưu ý khi cung cấp oxy cho bệnh nhân, anh nhắc nhở các điều dưỡng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi cẩn thận các bình oxy.
Một bình oxy, một đồng hồ áp lực dùng cho một bệnh nhân là tiêu chuẩn bình thường. Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân đông, cơ sở vật chất không đáp ứng kịp, nên các bác sĩ đã có những giải pháp tình thế, đó là dùng 1 bình oxy và 1 đồng hồ áp lực để chia ra nhiều đầu oxy cho các bệnh nhân cùng chia sẻ.
“Từ 1 bình oxy có thể thở được 5 đến 6 bệnh nhân, trước mắt là có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân, có oxy kịp thời nên nhiều bệnh nhân từ nặng chuyển thành nhẹ, hoặc có nhiều bệnh nhân tuy chưa cải thiện, thậm chí tình trạng nặng hơn là do bệnh lý của họ chứ không phải do họ thiếu oxy, những trường hợp này chúng tôi đã chuyển xuống hồi sức cấp cứu để các bác sĩ tiếp tục điều trị và đã có một số bệnh nhân tiến triển tốt. Chưa có bệnh nhân nào cần oxy mà chúng tôi không cung cấp kịp thời”, bác sĩ Võ Nguyên Bảo – (Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM), người cùng bác sĩ Hiếu sáng chế thành công hệ thống cung cấp oxy cùng lúc cho nhiều bệnh nhân Covid-19.
Theo bác sĩ Bảo, trong tình hình dã chiến chúng ta không nên đòi hỏi, những điều kiện tối ưu bình thường được thành ra khi có quá nhiều bệnh nhân, yêu cầu của bệnh nhân nhiều hơn cơ sở vật chất hiện tại thì chúng ta phải tìm ra phương pháp để đáp ứng, xoay sở cho bệnh viện dã chiến.
“Sáng bệnh nhân gặp mình, họ khỏe, họ vui vẻ, có thể đi tới đi lui được nếu thời điểm đó mình đo oxy có thể ở ngưỡng giữa bình thường và bất thường. Cho nên mình phải cực kỳ cảnh giác, chỉ cần đến chiều họ than mệt, hụt hơi, khó thở chứng tỏa oxy tuột xuống rất thấp, chỉ số SpO2 giảm. Nên chúng tôi dùng dụng cụ đo oxy, lâu lâu cặp SpO2 cho bệnh nhân, khi bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp thì đưa xuống phòng thở oxy, kích hoạt phát đồ điều trị Covid-19 cho bệnh nhân”, bác sĩ Bảo nói.
Theo bác sĩ Bảo, việc thông khí và thiếu m.áu nó bất tương hợp dẫn đến việc oxy trong m.áu giảm. Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì tình trạng giảm oxy thầm lặng, thậm chí khi oxy giảm khá nhiều nhưng nhìn bề ngoài bệnh nhân chỉ có cảm giác hơi mệt nhẹ, hụt hơi nhưng thực sự oxy m.áu họ đã giảm khá nhiều. Trong giai đoạn đó nếu chúng ta cung cấp oxy kịp thời mới có cơ hội cứu mạng bệnh nhân.
“Vấn đề oxy là biện pháp đầu tay, sống còn nên việc đầu tiên là phải cho bệnh nhân thở oxy, để cải thiện hô hấp. Vì cơ chế của bệnh nhân mắc Covid-19 gây ra phản ứng viêm làm tổn thương màn phế nang mao mạch khiến cho việc trao đổi khí giảm dẫn đến giảm oxy trong m.áu. Nên hầu hết các phòng cấp cứu, những nơi điều trị, bình oxy luôn túc trực bệnh cạnh bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2″, bác sĩ Võ Nguyên Bảo chia sẻ.
Ông Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng- Điều trị bệnh nghề nghiệp, phụ trách Bệnh viện Dã chiến số 6 (TP Thủ Đức), cho biết, Bệnh viện dã chiến số 6 từ tầng 1 được nâng lên tầng 3 (có khả năng tiếp nhận và điều trị những bệnh lý nhẹ và trung bình) làm giảm số lượng F0 quá nhiều ở các bệnh viện tuyến quận, huyện và làm giảm tải các bệnh viện tầng tháp cao.
“Không phải bệnh viện thiếu oxy mà là thay vì 10 người mang 10 bình oxy thì cần nhiều nhân lực, sau sáng chế bệnh viện chỉ cần mang 1 bình oxy có thể phục vụ từ 5 đến 10 người. Trong môi trường khó khăn và hạn chế trang thiết bị nhưng các bác sĩ luôn tìm tòi và sáng tạo những phương pháp tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19″, ông Hoàng nói.
3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và “nhật ký vượt cạn” của sản phụ F0
7h tối, dãy hành lang dẫn đến phòng mổ, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vang lên tiếng lọc cọc của xe đẩy cấp cứu và những bước chân rất gấp của các y bác sĩ.
“Sản phụ diễn biến xấu rất nhanh, có dấu hiệu suy thai, cần phải mổ cấp cứu gấp”, một bác sĩ nhận định tình hình.
Nằm trên xe đẩy, sản phụ L.T.K. lả dần đi, chút sức lực còn lại chị dành hết cho việc hít thở thật sâu, nhưng lạ thay gắng sức đến mấy cơ thể cũng dường như không nhận thêm chút dưỡng khí nào. Thế nhưng trong tình huống “ngàn cân treo sợi tóc này”, điều mà chị nghĩ đến không phải sự an nguy của bản thân, mà là cô con gái đang mang trong bụng.
Thời điểm này, mẹ con sản phụ K. đã bước vào cuộc hành trình đối đầu với căn bệnh Covid-19 được hơn 10 ngày. Thế nhưng, cuộc chiến ác liệt nhất của chị và con gái vẫn còn ở phía trước.
Bước vào cuộc chiến với Covid-19
Chị K. là một cô giáo tiểu học ở bản Tân Lập, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Vừa tháng 8 năm trước, gia đình chị đón niềm vui lớn khi chị mang thai sau 11 năm chạy chữa hiếm muộn.
Càng gần ngày dự sinh, hy vọng và niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ lại càng lớn dần lên. Thế nhưng điều không ai ngờ lại xảy đến ở tuần thai thứ 34.
Chị L.V.K. (trái) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
“Đó là một buổi sáng đầu tháng 5, tôi nhận được thông báo 1-2 giờ nữa sẽ được đưa vào khu cách ly vì một cô giáo trong trường đã có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hành trang lên đường cũng chẳng có gì nhiều ngoài tư trang, mấy bộ quần áo, vì tôi và cả nhà đều nghĩ chỉ vào cách ly xong 14 ngày rồi ra”, chị K. mở đầu câu chuyện, “Ai ngờ đi biền biệt cả mấy tháng trời!”.
10 giờ tối cùng ngày, nhận kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 từ một cán bộ y tế kèm theo lời nhắn “Chuẩn bị lên đường xuống bệnh viện thành phố”, mặt chị biến sắc, sự lạc quan ban sáng bị thay thế hoàn toàn bằng nỗi sợ.
Thứ cảm xúc tiêu cực này lại tăng lên gấp bội khi ngay ngày hôm sau, người sản phụ trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
“Thức dậy sau giấc ngủ trưa, tôi cảm thấy người mệt mỏi bất thường, cổ họng hơi rát. Lúc đó rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến con”, chị nhớ lại.
Cảm thấy bản thân mất phương hướng, chị bấm máy gọi ngay về nhà. Thế nhưng những lời động viên từ xa lúc này của chồng cũng không giúp vơi đi nỗi lo nặng trĩu trong lòng người mẹ trẻ là bao.
Ca mổ đẻ cấp cứu được tiến hành khi tình trạng của sản phụ L.V.K. diễn tiến xấu nhanh.
Ngày thứ tư điều trị tại Điện Biên, tình trạng của chị K. tiếp tục nặng hơn, dấu hiệu lá phổi bị tổn thương cũng ngày một hiện rõ thông qua nhịp thở gấp.
Đ.ánh giá tiên lượng không tích cực, cộng với việc ngày dự sinh của sản phụ này cũng đang đến gần, các bác sĩ quyết định chuyển chị sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Chuyến xe xuất phát lúc 3h chiều ngày 18/5, đưa mẹ con sản phụ K. rời thành phố Điện Biên thẳng tiến về Hà Nội. Suốt hành trình kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, chị chẳng thể nào chợp mắt, phần vì say xe, phần vì đường về nhà của hai mẹ con lại xa thêm một đoạn.
“Tâm trạng của tôi lúc đó rất hỗn độn. Tôi lo lắng vì biết tình trạng của mình đã nặng hơn, nhưng ngược lại cũng có những ý nghĩ tích cực khi được chuyển lên bệnh viện tuyến đầu, nơi hai mẹ con sẽ được điều trị tốt hơn”, chị K. kể.
Cuộc đua với Covid-19 trong phòng mổ cấp cứu
“Bệnh nhân suy hô hấp, đã mang thai 35 tuần và có dấu hiệu suy thai”, đó là chẩn đoán bước đầu của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về tình trạng của sản phụ K. thời điểm vừa nhập viện.
Là ca bệnh đặc biệt, các phương án điều trị cho sản phụ K. nhanh chóng được xây dựng để có thể dự phòng cho mọi tình huống. Một ca mổ đẻ cấp cứu có thể phải thực hiện trong nay mai cũng là kịch bản được tính đến.
Xuyên suốt ca mổ, các y bác sĩ phải bóp bóng để hỗ trợ hô hấp cho sản phụ K.
Mỗi ngày trôi qua, tình trạng của chị nặng lên thấy rõ. Người mẹ trẻ lại càng thêm suy sụp khi cảm nhận thấy từng cái đạp của con cũng ngày một yếu hơn.
“Từ hôm chuyển viện tới trước ca phẫu thuật, tôi gần như không thể ngủ. Lòng tôi như có lửa đốt vì lo cho con, bởi cháu là tất cả với vợ chồng tôi”, giọng người phụ nữ bỗng nghẹn lại.
Kịch bản xấu nhất cuối cùng cũng đã xảy ra, đêm 21/5, chị K. suy hô hấp nặng. Sự sống của thai nhi bị đe dọa trực tiếp vì người mẹ thiếu oxy. Các bác sĩ lập tức hội chẩn, chỉ định mổ cấp cứu để giữ an toàn cho cả mẹ và con.
“Những bóng áo bảo hộ màu trắng, màu cam thấp thoáng sau ánh đèn mổ sáng lóa”, đó là những hình ảnh cuối cùng mà chị còn nhớ về lần vượt cạn đầu tiên của mình.
Em bé chào đời khỏe mạnh sau ca mổ dài một giờ đồng hồ.
Thời khắc sản phụ chìm vào “giấc ngủ dài”, cũng là lúc cả ê-kíp mổ gồm các y bác sĩ từ Khoa Cấp cứu, Sản, Nhi, Gây mê bước vào một cuộc đua sinh tử với Covid-19.
Theo lời kể của người trong cuộc, tính khẩn cấp của ca mổ này không phải tính bằng giờ, mà là bằng phút, bởi cả thai nhi và sản phụ đều đang yếu dần.
Qua lớp kính bảo hộ đã mờ đi phần nào vì hấp hơi, các y bác sĩ Khoa Sản tập trung cao độ để thực hiện ca mổ vừa nhanh, vừa chính xác. Trong khi đó, 2 thành viên khác của ê-kíp liên tục bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho sản phụ K.
B.é g.ái chào đời nặng khoảng 2,8 kg.
Sau hơn một giờ đồng hồ, vị bác sĩ sản khoa đóng mũi chỉ cuối cùng. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. B.é g.ái nặng gần 2,8 kg cất tiếng khóc chào đời ngay trên tuyến đầu chống dịch, mang lại niềm hạnh phúc vỡ òa cho các blouse trắng. Tuy nhiên, cuộc chiến chưa phải là đã kết thúc.
Với tình trạng suy hô hấp nặng, sản phụ K. được chuyển ngay sang Khoa Hồi sức tích cực để can thiệp thở máy. Trong khi đó, con gái chị được đưa đến Khoa Nhi bằng lồng ấp để chăm sóc đặc biệt.
3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu cứu sống người mẹ trẻ
Tỉnh dậy giữa khu điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, chị K. nửa tỉnh, nửa mê vì tác dụng của t.huốc a.n t.hần, ký ức gần như trống rỗng. Thấy có người đi lại gần chị muốn ra hiệu nhưng cơ thể lại không nghe theo sự điều khiển của mình.
Sau khi ca mổ thành công, b.é g.ái được đưa xuống Khoa Nhi chăm sóc còn sản phụ K. được chuyển Khoa Hồi sức tích cực.
Vài ngày sau, khi sức khỏe đã tiến triển rõ rệt và cai được máy thở, các y bác sĩ bắt đầu kể cho chị nghe những câu chuyện về hành trình đặc biệt của hai mẹ con, mà chị đã “bỏ lỡ” suốt thời gian hôn mê.
Đó là hơn 3 tuần liền thở máy xâm nhập, 9 lần lọc m.áu với sự giám sát 24/24h của các y bác sĩ để giúp chị thoát nguy kịch; đó là câu chuyện 2 nữ điều dưỡng Khoa Nhi đã vắt sữa của mình, thay chị nuôi con trong những ngày đầu đời; và quan trọng nhất là tin con chị hoàn toàn khỏe mạnh, đã được đưa về Điện Biên cho ông bà chăm sóc.
Gói sữa 2 điều dưỡng Khoa Nhi dành tặng con sản phụ K.
Chị chia sẻ: “Cuộc gọi đầu tiên để gặp con, cổ tôi nghẹn lại không nói được gì, nước mắt cứ thế chảy ra, tay thì mân mê màn hình điện thoại để như được chạm vào cháu”.
Hành trình như một giấc mơ!
Cuộc phỏng vấn tạm gián đoạn vì tiếng khóc của trẻ con.
“Ngoan, mẹ thương!”, chị K. nhẹ nhàng dỗ con rồi tiếp tục mạch chuyện: “Điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xong, tôi lại về Điện Biên cách ly thêm 21 ngày nữa, tính ra chỉ vừa về nhà với cháu chưa tròn một tuần. Trộm vía, cháu ăn ngoan bây giờ đã được hơn 5 kg. Đôi lúc ngẫm lại cả hành trình cứ như một giấc mơ”.
“Cháu tên là Lường Hạ Vy. “Hạ” là mùa cháu được sinh ra, từ “Vy” để kỷ niệm cuộc chiến với Covid-19, mà hai mẹ con đã cùng nhau vượt qua. Hy vọng rằng, thử thách đầu đời này sẽ giúp con kiên cường hơn khi trưởng thành”, chị cười nói.