Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Vết tiêm đau không nhấc nổi tay, có nên chườm?

Sau tiêm vắc xin Covid-19 nhiều người sưng đau vị trí tiêm, thậm chí sưng cứng, đỏ, không nhấc nổi tay.

Các biện pháp giảm đau như chườm nóng, đắp khoai tây, lòng trắng trứng gà… có nên không?

Trả lời:

Nhiều người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 bị tấy đỏ vết tiêm, đau lan ra tay, nhấc tay cũng khó. Có người chườm đá, có người chườm ấm, hay có người đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà… vào vị trí vết tiêm với mong muốn cục cứng sưng đau nhanh tan ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không chườm, bôi bất cứ chất gì vào vết tiêm. Có những trường hợp, từ vết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Trong hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo: “Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau” .

Khi tiêm vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch gây nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

Bài Viết Liên Quan

hoi dap vac xin covid 19 vet tiem dau khong nhac noi tay co nen chuom c36 5953727

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ Y tế cũng khuyến cáo sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19, cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24h, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin, và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là 7 ngày đầu .

Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: tiếp tục theo dõi. Nếu thấy sưng to nhanh đi khám ngay.

Thường xuyên đo thân nhiệt. Trong trường hợp sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm, lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; Không để nhiễm lạnh; 30 phút kiểm tra nhiệt độ một lần.

Còn nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế, đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Khi đi tiêm ngừa vắc xin, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc…) để được chỉ định tiêm đúng, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm.

Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Quy định mới nhất, ai được tiêm phòng?

Theo quy định mới của Bộ Y tế, những đối tượng nào được tiêm ngừa vắc xin Covid-19? Phụ nữ mang thai có được tiêm ngừa không?

Trả lời:

Ngày 10/8 Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong đó có bổ sung, điều chỉnh một số nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

hoi dap vac xin covid 19 quy dinh moi nhat ai duoc tiem phong 1b4 5953244

Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:

– Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

– Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu.

– Phụ nữ mang thai 13 tuần.

– Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

Nhiệt độ 37,5 oC.

Mạch: 100 lần/phút.

Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)

Nhịp thở> 25 lần/phút.

Theo quy định này, phụ nữ mang thai trên 13 tuần là đối tượng mới nhất được tiêm ngừa vắc xin Covid-19, với 4 loại vắc xin đang được lưu hành tại Việt Nam, chỉ trừ vắc xin Sputnik V.

Với phụ nữ mang thai 13 tuần muốn tiêm phòng sẽ được bác sĩ giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

– Có t.iền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

– Đang mắc bệnh cấp tính.

– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Chống chỉ định

– T.iền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước).

– Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Theo đó, Việt Nam đang tăng tốc thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn, với mục tiêu 70% dân số có miễn dịch cộng đồng vào quý I năm 2022. Hiện nay, công tác tiêm chủng đang được đẩy mạnh tại các địa phương, người dân được tiêm ngừa vắc xin Covid-19 miễn phí hoàn toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *