Bố tôi năm nay 68 t.uổi, mắc tăng huyết áp, đái tháo đường và rất ít khi ra khỏi nhà. Tôi phân vân có nên đăng ký cho bố đi tiêm không?
Bài Viết Liên Quan
- Thực hư có thể giảm nguy cơ mắc ung thư do phẫu thuật giảm cân?
- Hệ lụy khôn lường khi trẻ đeo kính sai số
- Những ai nên hạn chế ăn mướp đắng?
Tôi nghe nói nhóm trên 65 t.uổi phải thận trọng tiêm chủng, nếu đi tiêm thì cần lưu ý điều gì? (Nguyễn Văn Hoàng, 29 t.uổi, TP HCM).
Trả lời:
Người cao t.uổi là nhóm nguy cơ cao trở nặng khi mắc Covid-19, cần ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa. Bộ Y tế xếp những người trên 65 t.uổi và cả người mắc bệnh mạn tính (như bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người có tình trạng béo phì…) thuộc nhóm được ưu tiên tiêm tại các bệnh viện để đảm bảo công tác cấp cứu.
Ngoài ra, mỗi người cao t.uổi và thành viên gia đình, người chăm sóc cho người cao t.uổi cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng ngừa bệnh và kiểm soát tốt bệnh nền trong thời gian giãn cách. Nhất là người suy giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng. Phải tuân thủ uống thuốc theo đơn, không tự ý bỏ thuốc, bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ tại nhà và đi tiêm vaccine khi có lịch.
Khi đi tiêm, mọi người đi tiêm cần bảo vệ bản thân bằng cách tuân thủ 5K của bộ Y tế và các biện pháp phòng ngừa, tuân thủ nguyên tắc sàng lọc tại điểm tiêm. Lưu ý theo dõi các tác dụng phụ sau tiêm như đau, đỏ hoặc nóng tại vị trí tiêm; mệt, đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau cơ và khớp, buồn nôn…. để có xử trí kịp thời.
Người dân có thể đăng ký theo bản giấy tại phường hoặc đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” cho điện thoại. Căn cứ vào đăng ký của người dân, từng địa phương sẽ lọc cụ thể từng đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế, phân loại, đối chiếu quản lý nhân khẩu tại địa phương để xây dựng kế hoạch tiêm chủng phù hợp với phân bổ vaccine.
Trước đó, trong hướng dẫn Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu những người trên 65 phải thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19, phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Song, trong bản hướng dẫn mới, ngày 10/8, nhóm thận trọng tiêm chủng chỉ bao gồm người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút…
Bác sĩ Trần Quang Thắng
Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Từ 22-7, TP.HCM tiêm vắc xin đợt 5 với 615 điểm tiêm
Bắt đầu từ ngày mai 22-7, TP.HCM triển khai tiêm vắc xin đợt 5 tại các quận huyện và TP Thủ Đức với dự tính khoảng 615 điểm tiêm.
Trung bình mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày. Dự kiến trong 2-3 tuần sẽ tiêm xong 930.000 liều.
Sau khi bị hoãn tiêm vắc xin COVID-19 đợt 4 vừa qua vì cao huyết áp, một người dân được tiêm vắc xin COVID-19 vào chiều 21-7 và được theo dõi kỹ sau tiêm – Ảnh: XUÂN MAI
Toàn TP.HCM sẽ vận hành 615 điểm tiêm, với 120 người/ngày/điểm tiêm. Mỗi phường, xã sẽ tổ chức ít nhất 2 điểm tiêm. Tùy theo tình hình ổn định sẽ tăng số lượng lên 200 người/điểm tiêm/ngày. Nếu tiến độ đảm bảo thì khoảng trong 2 tuần, TP.HCM tiêm xong 930.000 liều.
Tại các điểm tiêm đều bố trí các tổ cấp cứu túc trực để đảm bảo xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra. Tại nơi phong tỏa sẽ không tổ chức tiêm, nhưng ngay khi gỡ phong tỏa sẽ lập tức tổ chức tiêm cho người dân.
Đối tượng được tiêm vắc xin trong đợt này ưu tiên cho những người mắc các bệnh nền (bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường), người trên 65 t.uổi;
Người thuộc diện chính sách, có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế, người làm việc trong cơ sở y tế, ngành y tế; người tham gia trực tiếp phòng chống dịch (thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tình nguyện viên, phóng viên…).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, người dân không nên so sánh các loại vắc xin vì chất lượng tất cả như nhau, được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đ.ánh giá đều có hiệu quả. Việc phân bổ vắc xin gì cho đối tượng nào phải căn cứ theo khuyến cáo của loại vắc xin đó, có loại dùng cho người già, nhưng có loại dùng cho người trẻ…
Tổng số lượng vắc xin được phân bổ đợt 5 này tại TP.HCM là hơn 930.000 liều, gồm 3 loại vắc xin AstraZeneca, Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều).