11 tháng t.uổi, b.é g.ái đã được phát hiện u nguyên bào gan ác tính. Bé trải qua 6 đợt điều trị hóa chất và nút mạch nhưng khối u vẫn phát triển nhanh, không thể cắt bỏ, có nguy cơ di căn.
Ngày 17/8, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, Bệnh viện thực hiện thành công ca ghép gan cứu sống b.é g.ái 18 tháng t.uổi ở Hà Nội ung thư gan giai đoạn cuối. Đây cũng là ca ghép gan đầu tiên cho trẻ bị ung thư gan được tiến hành tại Việt Nam, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho các t.rẻ e.m không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Bài Viết Liên Quan
- Trong thời gian mang thai có 2 điều mẹ không tìm hiểu sau sinh nuôi con sẽ rất vất vả
- 7 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
- Uống trà tốt cho sức khỏe trong mùa rét
Trước đó, từ 11 tháng t.uổi bệnh nhi được phát hiện u nguyên bào gan ác tính. Dù đã trải qua 6 đợt điều trị hóa chất và nút mạch song khối u vẫn phát triển nhanh, không có khả năng cắt bỏ và có nguy cơ di căn đến các cơ quan khác.
TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa- Trưởng khoa Gan mật và Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc Lan, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngay từ khi phát hiện, bệnh của cháu A. đã ở giai đoạn muộn, khối u lớn lan tỏa, chiếm phần lớn thể tích gan, không có khả năng cắt bỏ vì còn quá ít thể tích gan lành.
Với trường hợp này, các bác sĩ đã chỉ định điều trị hóa chất và nút mạch, với hi vọng khống chế sự phát triển khối u và tăng thể tích phần gan còn lại để có thể phẫu thuật loại bỏ khối u.
Tuy nhiên, cả hai phương án này không đạt hiệu quả tối ưu khi thể tích khối u gan vẫn không thuyên giảm sau điều trị và xét nghiệm alphafetoprotein – chất chỉ thị đ.ánh giá tình trạng ác tính của khối u – tăng lên theo từng ngày, đe dọa các biến chứng bất lợi cho tính mạng của bệnh nhi.
Với diễn biến bệnh tiến triển nặng lên dù đã được điều trị, tính mạng bệnh nhi bị đe dọa, khi khối u gan phát triển, di căn đến các cơ quan khác.
Ngày 24/5, trong cuộc hội chẩn về trường hợp này, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ đạo, phối hợp tham gia của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tìm cơ hội ghép gan, cứu sống bệnh nhân.
PGS.TS Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với ca ghép gan này, các bác sĩ đã dự báo nhiều khó khăn.
Đây là trường hợp ghép gan cho t.rẻ e.m đầu tiên trên nền một bệnh lý ác tính, nhiều nguy cơ biến chứng và rủi ro rất cao.
Các bác sĩ phải tiến hành tầm soát các tổn thương xâm lấn sang các cơ quan khác kỹ càng, tỉ mỉ nhằm đưa ra các phương án phẫu thuật tối ưu.
Tại thời điểm ghép gan, tình trạng khối u quá lớn, chiếm toàn bộ thể tích gan, đặc biệt có một phần u xâm lấn và chèn ép tĩnh mạch chủ . Thêm vào đó, tình trạng bất đồng nhóm m.áu hệ ABO giữa người cho và người nhận (cháu bé có nhóm m.áu O trong khi người mẹ có nhóm m.áu B cũng là một khó khăn rất lớn về chuyên môn trong ca ghép.
Để hạn chế tối đa các phản ứng bất lợi về miễn dịch do bất đồng nhóm m.áu, các bác sĩ chuyên khoa gan mật đã phải sử dụng các liệu pháp điều trị nội khoa trước ghép để bé có thể sẵn sàng nhận mảnh ghép từ người mẹ. Các phương án dự phòng phản ứng thải loại sau ghép thường gặp ở những trường hợp ghép gan do bất đồng nhóm m.áu cũng được chuẩn bị.
Theo Đại tá, TS.BS Lê Văn Thành – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi còn khó khăn ở chỗ khối u lớn, có khả năng xâm lấn vào tĩnh mạch chủ.
Các bác sĩ đưa ra phương án có thể phải thay cả đoạn tĩnh mạch chủ dưới cho bệnh nhi. Ngày 29/5, ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi đã được tiến hành thành công với sự phối hợp của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
“Trong cuộc mổ, nhờ việc phẫu tích chính xác và xử lý tốt các mạch m.áu, chúng tôi không phải sử dụng phương án thay thế đoạn tĩnh mạch chủ dưới”, TS Thành thông tin.
Người hiến tặng gan tự nguyện, mẹ bé A được ra viện sau một tuần phẫu thuật và 2 tuần sau đó, bệnh nhi hồi phục tốt, sức khỏe ổn định.
Khi nào cần sàng lọc ung thư vú?
Tôi năm nay 42 t.uổi, có mẹ đã mất vì ung thư vú cách đây 3 năm. Vậy khi nào tôi cần đi khám để sàng lọc nguy cơ ung thư vú?
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện K khuyến cáo, chị em trên 40 t.uổi nên sàng lọc ung thư vú hàng năm. Bởi ở người Việt, t.uổi mắc ung thư vú trẻ hơn so với các nước. Vì thế, ngoài việc tự khám vú mỗi tháng, chị em cần được tầm soát ung thư vú từ t.uổi 40.
Đặc biệt, bạn có mẹ bị ung thư vú, như vậy bạn là người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường, vì thế, bạn nên thực hiện khám sàng lọc định kỳ sớm.
Các bác sĩ cho biết, chụp X-quang cho phép sàng lọc ung thư vú ở quần thể khỏe mạnh, ngay cả phụ nữ chưa có dấu hiệu gì của bệnh đều được chỉ định. Những người có yếu tố nguy cơ cao như có mẹ, chị gái, em gái mắc ung thư vú, người từng bị ung thư một bên vú…càng nên được chụp X-quang tuyến vú định kỳ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài các yếu tố di truyền, nguy cơ ung thư vú có liên quan đến t.uổi bắt đầu k.inh n.guyệt muộn, t.uổi sinh con lần đầu trên 30 t.uổi. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ t.uổi 30-34 t.uổi và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55-59 t.uổi với tỷ lệ là 135/100.000 dân.
GS Thuấn cho biết, với ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm tỉ lệ chữa khỏi đến 95%. Tuy nhiên tại Việt Nam, vẫn có đến 50% bệnh nhân ung thư vú đến viện ở giai đoạn muộn.
Trong khi đó, việc tầm soát, sàng lọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát hiện sớm ung thư vú. Trong giai đoạn 2008-2010, qua sàng lọc 70.980 phụ nữ tại 7 tỉnh/thành phố, tỷ lệ phát hiện ung thư vú qua sàng lọc là 59,2/100.000 phụ nữ là khá cao, cho thấy hiệu quả khi triển khai các chương trình này tại cộng đồng.
Tuy nhiên tại cộng đồng, chỉ có 24,2% phụ nữ có thực hành tự khám vú hàng tháng trong số những người tham gia chiến dịch sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đó là tỷ lệ phát hiện bất thường ở nhóm phụ nữ thực hành tự khám vú thấp hơn ở nhóm không thực hành cho thấy hiệu quả và ý nghĩa của việc hướng dẫn phụ nữ tự khám vú đối với việc phát hiện sớm tổn thương ung thư vú.