Sau tiêm vắc xin Astrazenca, tôi không bị sốt và đau cơ, vậy có hiệu quả không? Sau tiêm bao lâu thì tôi có thể nhậu được? Q.Anh, TP.Thủ Đức, TP.HCM.
Bài Viết Liên Quan
- Đây chính là lý do tại sao không nên mặc quần áo quá ấm đi ngủ mùa đông
- Chăm sóc làn da trong mùa xuân
- Nhiều trẻ xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ khuyến cáo đề phòng biến chứng
Ảnh Duy Tính
– Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú , Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM):
Một người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ thường bị một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Các tác dụng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhức cơ là bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động.
Các tác dụng phụ trên là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin và đang chuẩn bị để chống lại vi rút. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày.
Do đó, các tác dụng phụ phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nói cách khác, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin.
Các nghiên cứu cho thấy rượu bia có thể làm suy giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm, từ đó làm giảm hiệu quả vắc xin.
“Hệ miễn dịch cần ở trạng thái hoạt động tối ưu để phản ứng tốt với vắc xin. Chúng tôi khuyến cáo tuyệt đối không uống rượu bia trong 3 ngày sau khi tiêm mỗi liều vắc xin”, trích giải thích của viện sĩ Aleksandr Ginsburg – Giám đốc Viện Gamaleya bào chế ra vắc xin Sputnik V.
Chứng hư lao và bài thuốc bổ khí, dưỡng huyết
Trong Đông y, chứng hư lao bắt nguồn từ khí hư nên các thầy thuốc Đông y dùng bài thuốc Bổ dương thoái lao thang hoặc dùng bài Bổ dương tiếp âm để điều trị.
Bổ dương thoái lao thang có tác dụng bổ dương khí, trị chứng phế, thận đều hư, dẫn đến hư lao sinh sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn ngủ kém,…
Thành phần: bạch truật 8g, cam thảo (chích) 2g, đại táo 3g, hoàng kỳ 12g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 1,2g, nhân sâm 8g, quy thân 6g, trần bì 3,2g.
Trong bài: Bạch truật vị ngọt đắng tính ôn, vào kinh tỳ, vị, có tác dụng bổ ích khí, hòa tỳ vị, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, sinh tân dịch. Cam thảo vị ngọt tính bình vào 12 kinh lạc có tác dụng nhuận tỳ bổ phế, ích tinh huyết, điều hòa các vị thuốc trong bài. Đại táo vị ngọt tính bình, vào kinh tỳ vị, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng tỳ hòa vị. Hoàng kỳ vị hơi ngọt tính ấm, vào kinh phế, tỳ có tác dụng bổ khí cố biểu. Mạch môn vị ngọt hơi đắng tính hàn, vào kinh tâm, phế, vị, có tác dụng thanh tâm hỏa, điều hòa phế khí, dưỡng vị khí để sinh tân dịch.
Ngũ vị tử vị chua tính ôn, vào kinh phế và thận có tác dụng bổ phế khí, điều hòa thận khí, trị chứng di tinh. Nhân sâm vị ngọt hơi đắng, vào kinh phế thông với 12 kinh lạc có tác dụng đại bổ nguyên khí. Quy thân vị cay hơi ngọt đắng thơm tính ấm, vào kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết hoạt huyết nhuận táo. Trần bì vị đắng cay tính ôn, vào phần khí của 2 kinh phế và tỳ có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, tiêu đờm, tán hàn thông khí trệ.
Cách dùng: ngày uống một thang sắc uống trong ngày, uống trước khi ăn.
Bổ dương tiếp âm có tác dụng đại bổ khí, dưỡng huyết, người cao t.uổi cơ thể suy nhược sinh chứng hư lao, sợ lạnh, ho hen, đờm nghẽn họng và chân thủy không thông lợi, cơ thể yếu, ăn ngủ kém, tiểu tiện bí hoặc tiểu giắt, đại tiện lỏng.
Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí.
Thành phần: Bạch truật (sao hoàng thổ) 60g, sâm bố chính (sao với gạo) 40g, nếu không có sâm bố chính dùng bạch sâm của cao ly. Chích thảo 2g, phụ tử (chế) 6g, thục địa 40g, bào khương (gừng đã luộc) 3 lát.
Trong bài: Bạch truật vị ngọt hơi đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa trung tiêu, trừ thấp nhiệt, sinh tân dịch.
Dùng sống trị thấp nhiệt ở tỳ vị, sao hoàng thổ bổ tỳ vị, trị nôn mửa, bụng chướng đầy, an thai, sao với mật bổ tỳ nhuận phế (phổi). Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng,tính ôn, vào kinh phế thông với 12 kinh lạc, có tác dụng đại bổ nguyên khí.
Chích thảo vị ngọt tính bình, vào cả 12 kinh lạc, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh, điều hòa khí lực của các vị thuốc trong bài. Phụ tử (chế): vị cay ngọt, tính đại nhiệt vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ hỏa, tán hàn, trừ thấp, hồi dương cứu nghịch, trị chứng dương khí thoát, tay chân quyết lạnh, đau vùng tim và vùng bụng do hàn, trị chứng phong hàn tê thấp.
Thục địa: vị ngọt tính hơi ôn, vào các kinh tâm can thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, bổ thận tráng thủy, trị chứng âm hư huyết suy. Bào khương: vị cay đắng tính đại nhiệt, trị chứng hàn tích trong tạng phủ, làm ấm nguyên dương của tỳ thận để sinh huyết, chỉ huyết, giảm đau.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày trước khi ăn.
Lời bàn của Hải thượng Lãn Ông: “Để cứu âm thì dùng thục địa làm quân, bạch truật làm thần. Nếu cứu dương thì dùng bạch truật làm quân, thục địa làm thần, nhân sâm là huyết trong khí dược, để bổ khí trong cơ thể.
Đi với huyết dược để bổ huyết, dùng làm tá trong bài. Bạch truật để liễm âm nhưng phải tẩm đồng tiện sao cháy sém để làm cho hỏa tự giáng xuống.
Chích thảo đi vào tỳ để dẫn nhân sâm, bạch truật giữ vững trung khí của tỳ vị. Bào khương để dẫn huyết dược vào phần huyết của cơ thể, dẫn khí dược vào phần khí của cơ thể cho nên làm vị trí hướng đạo trong âm phương.
Phụ tử làm sứ, nhân sâm bạch truật làm thần để bổ trung khí, thục địa cũng làm thần nhưng để tư âm giáng hỏa, cho nên dùng làm vị hướng đạo trong dương phương. Hai phương thuốc này dùng âm dược mà không làm thương tổn đến phần dương; Dùng dương dược mà không tổn hại đến phần âm.
Trong bổ có tiếp, trong tiếp có bổ, làm cho âm có công năng hóa dương, dương có đức tính sinh âm. Táo với nhuận không có bên nào hơn kém, khí với huyết cùng dinh dưỡng lẫn nhau. Bài thuốc rất ứng nghiệm trong điều trị”. (in trong Bộ Hải thượng Y tông tâm lĩnh, cuốn Hiệu phỏng tân phương).