Không mắc bệnh lý huyết áp song cứ đến gặp bác sĩ để tiêm vaccine Covid-19 thì huyết áp tăng, trường hợp này không được tự ý dùng thuốc hạ huyết áp trước khi tiêm.
Bài Viết Liên Quan
- Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp
- Phân tử có trong cà phê có thể gây ra chứng rối loạn khứu giác ở người mắc COVID-19
- Căn bệnh bí ẩn khiến nhiều gia đình liên tục ốm đau không lời giải thích: Sau 20 năm, các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời g.ây s.ốc
Ông Nguyễn Dũng, 60 t.uổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội, nhiều lần không được tiêm vaccine Covid-19 vì huyết áp đột ngột tăng cao khi đến điểm tiêm chủng. Song khi ở nhà, ông kiểm tra huyết áp thì bình thường, cũng không có t.iền sử bệnh huyết áp. Bác sĩ hẹn trở lại tiêm vaccine vào hôm sau.
Tuy nhiên, tình trạng tăng huyết áp tái diễn, ông đi đến điểm tiêm chủng nhiều lần vẫn không đủ điều kiện tiêm. Nhiều người mách ông uống thuốc hạ huyết áp trước khi tiêm từ 30 phút đến một tiếng để được tiêm vaccine thuận lợi, nhưng ông từ chối.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình trạng của ông Dũng không phải là cá biệt. Nhiều người dân ở nhà đo huyết áp bình thường, đến khi đi tiêm vaccine, gặp bác sĩ, điều dưỡng thì huyết áp tăng cao, gọi là hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng. Sau đó, mọi người khuyên nhau mua thuốc hạ huyết áp hoặc uống bài thuốc Đông y trên mạng trước khi đi tiêm để hạ huyết áp và có thể tiêm được ngay.
Lý giải điều này, bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ngày 18/8 cho biết những người bị tăng huyết áp áo trắng, còn gọi là tăng huyết áp phản ứng, nguyên nhân là do lo lắng, hồi hộp. Trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc huyết áp và thuốc giải lo âu trước khi tiêm vaccine Covid-19. Những người có bệnh nền là tăng huyết áp mạn tính thì đương nhiên sẽ phải dùng thuốc đều và kiểm soát tốt huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, mới đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa Covid-19.
“Còn nhóm không có bệnh nền tăng huyết áp và không có hội chứng áo choàng trắng tuyệt đối không tự dùng thuốc huyết áp trước khi tiêm vaccine do sẽ gây hại tới cơ thể”, bác sĩ nhấn mạnh.
Trường hợp sử dụng bột cần tây, mướp đắng, uống trà hoa hòe… để hạ huyết áp, theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ chỉ để “chống chế”. Theo ông, các bài thuốc này giúp tăng đề kháng, kiểm soát bệnh nền và phải uống duy trì. Việc uống trước tiêm vaccine để hạ huyết áp là không cần thiết bởi nhân viên y tế chỉ tiêm khi huyết áp ổn định do còn liên quan đến tim mạch và các bệnh lý khác.
“Nếu chưa thể tiêm do huyết áp cao thì nên tiếp tục điều trị đến khi ổn định rồi tiêm và chỉ tiêm ở cơ sở y tế để theo dõi, xử trí kịp thời”, lương ý nói.
CDC khuyến cáo nên tập cách làm chủ tâm lý, không sợ hãi khi gặp bác sĩ hoặc đi tiêm vaccine cùng người thân, bạn bè, để tạo cảm giác đồng hành. Ở nhà, người dân có thể thư giãn bằng cách tập yoga để kiểm soát tâm lý, nhịp thở, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, công việc.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, điều độ để tăng cường sức khỏe tim mạch. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh sử dụng chất kích thích, giảm muối trong chế độ ăn, kiểm soát cân nặng, lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể để hạn chế béo phì, tiểu đường, từ đó giúp huyết áp ổn định, cơ thể thoải mái hơn.
Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như người mắc bệnh mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng khi mắc Covid-19. Vì vậy, đây là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng sớm để ngăn ngừa xuất hiện các biến cố nặng đó. Hiện, không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường. Người bệnh cần theo dõi huyết áp, bởi khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vaccine) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch hoặc đột quỵ.
Lưu ý, trong thời gian tiêm chủng, kể cả trước và sau tiêm, người bệnh vẫn tiếp tục duy trì thuốc huyết áp, không được dừng thuốc và nên tiêm chủng theo dõi tại bệnh viện.
Miễn dịch cộng đồng sau tiêm vaccine kéo dài bao lâu?
70% dân số tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng có thể tạo ra bằng cách khác không, và sẽ kéo dài hay chỉ ngắn hạn theo hiệu lực của vaccine? (Nguyễn Nam Giang, TP HCM).
Trả lời:
Miễn dịch cộng đồng là khi hầu hết mọi người trong cộng đồng đã có miễn dịch với một bệnh truyền nhiễm (thông qua tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh trước đó). Khi một số lượng nhất định dân số có miễn dịch, chu trình lây nhiễm bị phá vỡ, virus không truyền dễ dàng từ người này sang người khác nữa. Nhờ vậy chuỗi lây nhiễm bệnh chậm hoặc dừng lại.
Quan điểm “tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách cho virus lây truyền tự nhiên” là hoàn toàn sai lầm. Bởi, để virus tự do phát triển dẫn đến hậu quả rất nhiều người mắc bệnh và t.ử v.ong, làm tăng gánh nặng y tế và thảm hoạ diệt chủng do dịch bệnh như những thế kỉ trước đây. Miễn dịch cộng đồng tự nhiên chắc chắn không phải là chiến lược và lựa chọn đúng đắn đối với bệnh Covid-19. Tiêm vaccine phòng Covid-19 là cách tốt nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Nếu có miễn dịch cộng đồng thì chúng ta sẽ bảo vệ được những người không thể tiêm vaccine, những người nhạy cảm với bệnh và dễ t.ử v.ong, như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu. Càng nhiều người được tiêm vaccine Covid-19, càng ít người bị bệnh và càng bảo vệ thêm được nhiều người trong cộng đồng.
Tùy vào mục tiêu và mô hình bệnh tật của từng quốc gia mà độ bao phủ của vaccine cần đạt được từ 70-95% dân số để có được miễn dịch cộng đồng (nghĩa là số người dân ở nước đó được tiêm vaccine đạt tối thiểu từ 70-95% trong tổng dân số), khiến virus không còn có thể lây lan đáng kể cho số người còn lại chưa tiêm.
Đối với những bệnh lý đã được khống chế bởi vaccine (sởi, bạch hầu, thủy đậu…) thì miễn dịch cộng đồng kéo dài khi độ bao phủ vaccine duy trì đủ lớn.
Đối với đại dịch Covid-19, ngoài độ bao phủ của vaccine thì hiệu lực vaccine với những biến thể khác nhau của virus cũng ảnh hưởng đến miễn dịch cộng đồng. Một số chuyên gia trên thế giới cho rằng khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng sớm hiện nay do biến chủng mới Delta của nCoV có thể lây nhiễm trong cả người đã được tiêm chủng.
Người dân Hà Nội đi tiêm vaccine phòng Covid-19 trong chiến dịch tiêm chủng diện rộng, hồi đầu tháng 8. Ảnh: Giang Huy
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM