Những người thích đồ uống có đường như nước có ga, sinh tố và nước ép trái cây có thể đối mặt với một số rủi ro sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi mọi người không ăn quá 6 thìa nhỏ đường mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe từ bệnh tiểu đường đến sâu răng. Khối lượng đường trên tương đương với một thanh chocolate 45g hoặc hai ly nước ép trái cây 150ml.
Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn. Ảnh minh họa: Tofubud
Các nhà khoa học ở Mỹ và Trung Quốc đã xem xét hơn 8.600 bài nghiên cứu về sức khỏe ở người lớn và trẻ em. Họ phát hiện tiêu thụ đồ uống có đường có liên quan đáng kể đến việc tăng trọng lượng cơ thể.
Uống hơn một chai nước ngọt mỗi tuần, mọi người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 17%, nguy cơ tử vong nói chung cao hơn 4% và nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 4%.
Nhóm tác giả cũng tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa tiêu thụ đường và 18 vấn đề về nội tiết hoặc chuyển hóa bao gồm bệnh tiểu đường, gút và béo phì. Ăn nhiều đường cũng có mối liên hệ với 10 vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ cũng như 7 loại ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Ngay cả fructose, đường tự nhiên trong nước ép trái cây, cũng liên quan đến tăng 22% nguy cơ ung thư tuyến tụ y, nếu bạn hấp thụ 25g mỗi ngày.
Các tác giả thừa nhận hầu hết thống kê dựa trên quan sát, cần nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa đường và các vấn đề sức khỏe.
Dù vậy, họ vẫn khuyến nghị nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường xuống dưới 350ml mỗi tuần (khoảng 1 chai) và dưới 25g một ngày – khoảng 6 thìa cà phê.
Lượng đường mà một người nên ăn phụ thuộc vào độ tuổi của họ. Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi giới hạn ở mức tối đa là 19g mỗi ngày. Mức tương tự với trẻ 7-10 tuổi là 24g, trẻ từ 11 tuổi là 30g.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cũng khuyến nghị người lớn không nên ăn quá 30g đường mỗi ngày.
Các món ăn vặt phổ biến chứa một lượng đường lớn. Một lon nước ngọt có thể chứa nhiều hơn lượng đường tối đa mà một đứa trẻ nên ăn trong cả ngày. Trẻ em ăn quá nhiều đường có nguy cơ hỏng răng, béo phì và thừa cân, đồng thời mắc bệnh tiểu đường loại 2, làm tăng khả năng mắc bệnh tim và ung thư.
Có thể bạn chưa biết: uống rượu không chỉ hại gan mà còn phá hủy xương theo cách này
SKĐS – Uống nhiều rượu không chỉ phá hủy gan, đường tiêu hóa mà còn làm tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Một trong những cơ quan có ảnh hưởng tiêu cực mà nhiều người không ngờ đến, đó là hệ xương.