GĐXH – Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn cơm trắng có liên quan đến gia tăng tỷ lệ béo mập, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chuyển hoá, bệnh tim mạch… Tuy nhiên, không ăn đủ tinh bột cũng dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, mất ngủ, cơ thể luôn thiếu sức sống…
Sau khi ăn cơm, người Việt nên từ bỏ thói quen này vì sẽ tàn phá dạ dày khủng khiếp
GĐXH – Nhiều thói quen tưởng như tốt, nhưng làm ngay sau bữa cơm lại là nguyên nhân tàn phá dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa của cơ thể bạn.
Có thể nói, cơm là một món ăn không thể thiếu của mọi gia đình người Việt. Trong cơm có chứa tinh bột, đạm thực vật, các viamin nhóm B nhất là B1, B2 niacin, vitamin E cùng một lượng nhỏ sắt, kẽm và các chất khoáng Mg, P,K, Ca, Riboflavin, Niacin và dồi dào vitamin nhóm B nhất là B1 trong lớp vỏ cám… Ăn cơm hàng ngày chính là cách đơn giản để bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Điều gì xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít cơm
Cơm rất giàu tinh bột vì thế sẽ nạp vào cơ thể năng lượng rất nhiều, vì thế khi ăn cơm quá nhiều mà ít vận động sẽ dẫn tới năng lượng này sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa gây béo phì tăng cân cho các bạn. Còn đối với người vận động chân tay nhiều việc ít ăn cơm lại gây ra cảm giác đói bụng, thiếu năng lượng để làm việc gây ra kết quả công việc không như ý.
Vì vậy việc cân nhắc ăn cơm nhiều hay ít cần phải tính toán toán dựa trên hoạt động mỗi ngày của bạn.
Ví dụ là bạn là dân làm văn phòng chủ yếu ngồi tại bàn làm việc để nhập dữ liệu vào máy tính thì phần năng lượng tiêu thụ mỗi ngày là rất ít. Vì vậy không nên ăn quá nhiều cơm bởi vì lượng tinh bột không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ được tích trữ bên trong cơ thể dưới dạng mỡ, khiến cho bạn dễ bị tăng cân và bị mất vóc dáng cân đối.
Còn nếu bạn là người hoạt động liên tục với cường độ cao như khuân vác hay vận động viên thể dục thể thao thì việc ăn cơm sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ năng lượng để có thể làm việc hay luyện tập hiệu quả hơn.
Ăn bao nhiêu cơm thì đủ?
Việc ăn bao nhiêu bát cơm/ngày còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của bạn. Ví dụ như trẻ em sẽ cần ăn cơm ít hơn trẻ vị thành niên hay thanh thiếu niên. Đàn ông thường làm việc nặng nhọc hơn nên nhu cầu năng lượng lớn hơn phụ nữa nên cũng cần phải ăn nhiều cơm hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ cần đảm bảo tối thiểu trong một bữa cơm là 55% (mỗi bữa khoảng 1 chén cơm).
Trong một bát cơm có thể tích 250ml chứa khoảng 200 – 240 calo. Vì vậy, đối với người trưởng thành khoẻ mạnh chỉ cần lượng tinh bột bằng 3 chén cơm để đảm bảo dinh dưỡng.
Thực tế, những người lao động chân tay ăn hơn 3 bát cơm 1 bữa, chưa tính đến lượng tinh bột từ những món ăn đi kèm. Chính vì điều này dẫn đến nguy cơ thừa năng lượng, thừa cân, béo phì từ tinh bột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn cơm trắng có liên quan đến gia tăng tỷ lệ béo mập, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chuyển hoá, bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa
Theo Thạc sĩ Doãn Tường Vi – Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện 198) cho biết, tinh bột là nguyên nhân chính gây ra mỡ thừa ở bụng, mông, đùi. Tinh bột có nhiều trong khoai tây, khoai lang và gạo trắng… Vì vậy, để đảm bảo không có mỡ thừa, không nên ăn quá nhiều tinh bột trong bữa ăn.
Để ngăn ngừa nguy cơ béo phì, thừa cân cần có chế độ tập luyện thường xuyên, hạn chế ăn tinh bột, có chế độ ăn uống khoa học… Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khoẻ và cơm trắng được phát huy tối đa tác dụng nhất, nên ăn 3 chén cơm 1 ngày là đủ.