Ngày 12/8, theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, vừa điều trị cho bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, kích thích, toan chuyển hóa với chẩn đoán: Suy đa tạng do ngộ độc bọ xít.
Bài Viết Liên Quan
- Lao thận có nguy hiểm không?
- Ăn gì để phòng tránh nguy cơ bị ung thư vú?
- Sai lầm khi cho con ăn dặm khiến trẻ có nguy cơ nhận thức chậm, học tập kém
Ảnh minh họa.
Trước đó, ngày 2/8, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân K chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình trong tình trạng hôn mê, kích thích, toan chuyển hóa với chẩn đoán: Suy đa tạng do ngộ độc bọ xít.
Bệnh nhân được xét nghiệm m.áu cho thấy, trong m.áu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ, liệt cơ và suy đa tạng.
Bệnh nhân đã được điều trị tích cực, thở máy, lọc m.áu liên tục, kháng sinh liều cao, thuốc vận mạch…
Theo lịch sử dịch tễ bệnh nhân, khoảng 11h ngày 1/8, anh K có ăn bọ xít bắt ở ruộng lúa cùng 6 người trong gia đình, số lượng khoảng nửa ki lô gam. Sau khi bắt bọ xít, anh K và mang về rang. Anh K ăn khoảng 2 bát con cùng thịt lợn, măng xào, rau muống, uống cùng rượu chuối hột và bia.
Sau ăn, cả gia đình xuất hiện đau bụng, buồn nôn, đau mỏi người. Anh K sau đó được đưa tới Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy, rồi chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vào lúc 15h30 ngày 2/8/2021.
Qua 10 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã hồi phục, dần hết các triệu chứng và được ra viện ngày 12/8.
Không nên sử dụng các sinh vật lạ hoặc không chắc chắn làm thực phẩm
Theo bác sĩ của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, qua hình ảnh bọ xít của bệnh nhân được gửi đến, các chuyên gia của Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam nhận dạng đây là loài bọ xít có tên khoa học là Agonoscelis nubilis (Fabricius, 1775). Tuy nhiên, thông tin về độc tố, tình hình gây độc trên người chưa thấy ghi nhận trên y văn thế giới.
Các chuyên gia lưu ý, bọ xít có nhiều loài, trong đó cũng nhiều loài có thể có chất độc. Bên cạnh đó, ngay cả khi con vật không có độc nhưng có nguy cơ rất cao mang các mầm bệnh và lây bệnh cho người (như các ký sinh trùng, vi khuẩn, virus).
Thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Do đó có rất ít loài sâu, bọ xít được khoa học chứng minh là an toàn để ăn. Người bình thường, bao gồm các bác sỹ cũng không thể nhận dạng để xác định loài bọ xít cụ thể và rất dễ nhầm lẫn. Nếu người bệnh ăn các loài sâu, bọ xít và bị ngộ độc thì các bác sỹ gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và cứu chữa, đồng nghĩa với người bệnh sẽ gặp nhiều rủi ro.
Chuyên gia cảnh báo, bên cạnh một vài dạng côn trùng đã được biết rõ ràng có thể dùng làm thực phẩm (ví dụ nhộng tằm), người dân không nên sử dụng các sinh vật lạ hoặc không chắc chắn làm thực phẩm dù chế biến bằng bất kỳ cách nào.
15 bác sĩ cứu người đàn ông có vết thương thấu bụng
Sau khi tiếp nhận nạn nhân, bệnh viện ở Cần Thơ huy động 5 kíp phẫu thuật cấp cứu.
Sáng 18/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết 15 bác sĩ của nhiều chuyên khoa vừa phối hợp phẫu thuật cứu bệnh nhân bị vết thương thấu bụng phức tạp, nguy kịch. Hiện bệnh nhân đã rút ống thở, vết mổ khô, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định.
Bác sĩ phẫu thuật 5 giờ để cứu ông K. Ảnh: T.P.
Theo bác sĩ Phong, chiều 16/12 đơn vị tiếp nhận bệnh nhân H.M.K. (55 t.uổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) trong tình trạng có vết thương b.ị đ.âm vào vùng hông lưng trái. Lúc đó, ông K. lơ mơ, mạch bằng 0, huyết áp không đo được.
Trước tình hình nguy kịch của bệnh nhân, bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện và huy động 5 kíp trực với 15 bác sĩ để cứu ông K. Khi chuẩn bị vào phòng mổ, ông K. hôn mê, bụng chướng căng, mạch nhanh, huyết áp khó đo dù đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao.
Với chẩn đoán sốc mất m.áu do vết thương phức tạp vùng hông lưng trái thấu bụng, các bác sĩ đã mất đến 5 giờ phẫu thuật, truyền 29 đơn vị và chế phẩm m.áu cho ông K.
Ông K. đã được rút ống thở máy. Ảnh: T.P.
“Bệnh nhân được cứu sống nhờ xử trí cấp cứu ban đầu tốt và kịp thời áp dụng quy trình báo động đỏ liên viện. Ngoài ra, việc chuyển viện an toàn của bệnh viện tuyến trước và sự phối hợp nhịp nhàng của tuyến sau cũng giúp cứu sống bệnh nhân. Bệnh viện Huyết học – Truyền m.áu TP Cần Thơ cũng cung cấp nhanh chóng m.áu và chế phẩm m.áu với số lượng lớn”, ông Phong chia sẻ.
Quy trình báo động đỏ liên viện là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện nhằm cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch cần sự phối hợp can thiệp của nhiều bác sĩ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc những chuyên khoa khác nhau, huy động nhiều nguồn lực trong thời gian ngắn nhất để cấp cứu có hiệu quả.
Khi quy trình báo động đỏ được khởi động, các thủ tục được đơn giản hóa, nhân viên y tế sẽ có cơ hội tiếp cận bệnh nhân trong vài phút. Việc triển khai quy trình báo động đỏ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu được nhiều bệnh nhân nguy kịch.