Bé 8 tuổi nguy kịch, tăng men gan hơn 300 lần vì uống thuốc hạ sốt quá liều; những sai lầm chết người cần tránh khi cho trẻ dùng thuốc

GĐXH – Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết vừa cứu sống bé trai N.M.T., 8 tuổi, bị suy gan, tăng men gan hơn 300 lần so với mức bình thường do uống thuốc hạ sốt quá liều.

Con sốt là bố mẹ lo chườm hạ nhiệt, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắnCon sốt là bố mẹ lo chườm hạ nhiệt, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn

Cứ thấy con sốt là nhiều chị em lại tìm cách chườm cho con để nhanh hạ sốt. Chuyên gia nhận định hầu hết hành động này đều sai. Việc chườm ấm, chườm mát cũng đều là xử lý chưa đúng.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu sống bé trai N.M.T., 8 tuổi, bị suy gan, tăng men gan hơn 300 lần so với mức bình thường do uống thuốc hạ sốt quá liều.

Bé trai nguy kịch, tăng men gan hơn 300 lần vì uống thuốc hạ sốt quá liều, chuyên gia chỉ rõ sai lầm cha mẹ cần tránh khi dùng thuốc hạ sốt cho con - Ảnh 2.

Bé trai ở Tây Ninh được cấp cứu kịp thời sau khi ngộ độc do dùng thuốc hạ sốt quá liều. Ảnh: Zing

Theo thông tin từ gia đình, ba mẹ cháu T. chia tay nhau, mẹ cháu đi làm xa, bé sống cùng với ông bà ngoại ở Tây Ninh. Trước nhập viện, bé bị sốt, bà ngoại đã tự mua thuốc bên ngoài cho bé uống.

Thấy bé không hạ sốt, bà sốt ruột nên cứ cách nửa tiếng đến một tiếng lại pha thêm thuốc hạ nhiệt paracetamol với các loại dạng viên, dạng gói và loại đặt hậu môn, sử dụng luân phiên cho bé.

Do dùng thuốc liên tục như vậy trong 2 ngày nên đã quá liều quy định, bé dần rơi vào nguy kịch hôn mê, suy hô hấp, bỏ ăn… Gia đình đưa bé nhập Bệnh viện tỉnh Tây Ninh. Sau đó, được bệnh viện tỉnh chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Tại khoa hồi sức – nhiễm và COVID-19, bác sĩ ghi nhận bé trong tình trạng lơ mơ, rối loạn đông máu, suy gan, hoại tử tế bào gan với men gan tăng 9.500 UI/L (đối với người bình thường là 30UI/L).

Sau đó bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp kết hợp truyền thuốc, huyết tương tươi đông lạnh để điều chỉnh rối loạn đông máu và các biện pháp hỗ trợ khác. Nhờ điều trị tích cực nên tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, ăn uống trở lại, men gan từ từ hạ, chức năng gan trở lại bình thường và được xuất viện sau đó 1 tuần.

Sai lầm nhất định phải tránh khi dùng thuốc hạ sốt cho con

Theo thống kê của Trung tâm chống độc, (Bệnh viện Bạch Mai), số ca ngộ độc paracetamol đứng thứ 2 trong số các ca ngộ độc trẻ em. Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhi ngộ độc paracetamol trong tình trạng nặng chuyển tới từ cơ sở y tế tuyến dưới.

TS Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát nhiều lý do gồm: thuốc quá phổ biến nên bố mẹ thường mua cho con uống; thuốc có quá nhiều dạng bào chế với các liều lượng khác nhau vì vậy khi sử dụng dễ bị nhầm lẫn; thuốc có nhiều tên gọi khác nhau; bố mẹ bất cẩn khi cho trẻ uống thuốc; sốt cao nhưng bố mẹ tưởng nhầm uống hạ sốt liều cao sẽ khỏi; có thể do nhân viên y tế hướng dẫn bố mẹ chưa đầy đủ…

Vì vậy, TS Lê Ngọc Duy khuyên các bậc phụ huynh cần tự trang bị kiến thức về những loại thuốc thường sử dụng, hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ, nhân viên y tế khi quyết định cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ dùng thuốc quá liều hoặc đã uống thuốc nhưng không có tác dụng, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà đúng cách

Theo TS Lê Ngọc Duy, sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm… Hầu hết sốt ở trẻ em là lành tính tuy nhiên khi trẻ bị sốt, nhất là khi trẻ bị sốt cao co giật sẽ làm cho cha mẹ lo lắng không biết chăm sóc thế nào. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của cha mẹ khi con mình bị sốt.

Bé trai nguy kịch, tăng men gan hơn 300 lần vì uống thuốc hạ sốt quá liều, chuyên gia chỉ rõ sai lầm cha mẹ cần tránh khi dùng thuốc hạ sốt cho con - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

4 việc nên làm khi chăm trẻ bị sốt

– Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và mặc quần áo rộng.

– Cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ sơ sinh bị sốt nên tăng số lần và số lượng bú. Với trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin C như: nước cam, nước quýt, nước chanh…

– Lau người cho trẻ bằng khăn ấm, cách làm như sau: nhúng cả 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người. Chú ý: Không đắp khăn lên trán và cũng không đắp lên ngực. Cứ cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Cứ cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C.

– Cho trẻ dùng hạ sốt. Nếu thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc trẻ có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Nếu con bạn đã có tiền sử co giật do sốt, hãy sử dụng hạ sốt khi bé sốt trên 38 độ C.

Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Paracetamol dạng gói, siro hoặc viên đặt hậu môn. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Liều lượng 10-15mg/kg/1 lần. Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc. Điều này không những không làm tăng thêm tác dụng mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ.

Có cần truyền dịch cho trẻ khi bị sốt?

Trường hợp trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, được bổ sung đủ nước bằng ăn uống thì không cần truyền dịch. Khi trẻ bị mất nước nặng, trẻ bỏ ăn uống thì cần truyền dịch và chỉ nên thực hiện ở cơ sở y tế đảm bảo hoặc ở bệnh viện.

Cần làm gì khi trẻ bị co giật?

Khi sốt cao có thể dẫn đến co giật, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 – 18 tháng. Cơn co giật thường dưới 5 phút, sau đó trẻ tỉnh táo. Tuy nhiên, sốt cao co giật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ngạt thở, thiếu oxy lên não khiến não bị tổn thương… 

Khi trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần lưu ý:

– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít vào phổi

– Đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt acetaminophen (Efferalgan, Hapacol…)

– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm – Sau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ bị sốt khi nào cần đưa đến viện?

– Trẻ sốt cao trên 39,5 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt

– Trẻ sốt cao quá 2 ngày

– Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi

– Khi trẻ sốt kèm một trong các dấu hiệu sau: kích thích hoặc li bì khó đánh thức, nôn tất cả mọi thứ, không ăn uống được, co giật, khó thở, phát ban hoặc đái máu…

Những điều tuyệt đối không làm khi trẻ bị sốt

Không nên ủ ấm, mặc quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt vì càng làm thân nhiệt trẻ tăng cao. Không nên nặn chanh vào miệng trẻ vì trẻ dễ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở. Không dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ. Không giật tóc, vỗ vào người bé khi bé đang bị co giật, vì sẽ khiến bé càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.

5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn

GĐXH – Thịt lợn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Nghệ sĩ Kim Hương tâm sự chuyện đời và chuyện nghề

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *