Bệnh truyền nhiễm mới nổi đe dọa sức khỏe cộng đồng

Bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi, bệnh do vi khuẩn kháng thuốc đang đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Đó là khuyến cáo quan trọng từ Hội nghị khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học, diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Hơn 60% bệnh truyền nhiễm mới có nguồn lây từ động vật

GS Nguyễn Văn Kính, Phó chủ tịch Tổng hội Y học VN, bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi là gánh nặng y tế công cộng đã liên tục xuất hiện những năm qua.

“Từ 1980 với căn bệnh HIV/AIDS xuất hiện, bệnh truyền nhiễm mới nổi đã được nêu lên rất nhiều trong y văn thế giới. Đặc biệt, người ta thấy rằng hầu hết các bệnh mới nổi đều bắt đầu từ động vật rồi lây cho người (chiếm tới hơn 60%)”, GS Kính cho biết và nêu ví dụ: Sau khi xuất hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, thế giới ghi nhận SARS (2003), SARS-CoV-2 trong 2 năm qua, cúm H5N1…

Bệnh mới nổi là bệnh mới xuất hiện ở một địa phương có tỷ lệ mới mắc tăng lên hoặc sẽ tăng lên trong khoảng thời gian xác định. Chẳng hạn, ở miền Bắc nhiều năm qua đã quen với bệnh sốt xuất huyết nhưng với bệnh liên cầu lợn thì nhiều khi chỉ bùng lên vào một vài thời điểm trong năm (ví dụ như vào dịp tết hay ăn tiết canh).

benh truyen nhiem moi noi de doa suc khoe cong dong 089 6780388

Covid-19 thuộc nhóm các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong 2 năm qua. Trong ảnh: Một bệnh nhân nặng tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (Hà Nội). Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT

Bệnh tái nổi là bệnh đã có từ trước với tỷ lệ mắc đã giảm hoặc không còn đặc biệt là với sự ra đời của vắc xin, nhưng bây giờ xuất hiện trở lại với tỷ lệ mắc mới tăng lên trong một thời gian xác định. Ví dụ như lao, dịch sởi (vụ dịch lớn năm 2014).

Bệnh bị lãng quên

Chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đ.ánh giá: Xu thế xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi hiện nay ở VN và thế giới tập trung vào các bệnh do vi rút, bệnh giun sán, bệnh do nấm, bệnh do đơn bào. Trong đó, bệnh do giun sán, sinh vật đơn bào lâu nay đã bị lãng quên (Tổ chức Y tế thế giới WHO đã phân các bệnh này là “bệnh bị lãng quên”), trong khi các bệnh do vi khuẩn thì vẫn đang gia tăng.

benh truyen nhiem moi noi de doa suc khoe cong dong 771 6780388

Phân bố các bệnh mới nổi, tái nổi hiện nay tập trung vào 4 nhóm bệnh chính:

Thứ nhất là bệnh từ động vật hoang dã truyền sang cho con người, như HIV, Mpox, zika… đều xuất phát từ những động vật hoang dã, sau đó trong quá trình tiến hóa liên tục thì lây sang cho con người.

Thứ hai là bệnh do động vật không hoang dã, do vật nuôi trong gia đình truyền sang cho chúng ta. Đặc biệt, ban đầu từ hoang dã, sau đó lây cho vật nuôi trong gia đình, nhất là bệnh cúm, cúm A (cúm gia cầm, thủy cầm…) hoặc viêm não Nhật Bản B. Ở VN, có những bệnh không lây nhưng lại từ vật nuôi gây c.hết nhiều, đó chính là bệnh dại.

Thứ ba là bệnh do các véc tơ truyền, chủ yếu do muỗi, ve và đã ghi nhận khá nhiều, ví dụ như muỗi truyền sốt rét, muỗi truyền viêm não Nhật Bản… “Những bệnh này luôn gắn bó với sự tồn tại của các véc tơ và các véc tơ này chúng ta tìm đủ mọi cách cho đến bây giờ vẫn không tài nào diệt được hết, chúng vẫn tồn tại và phát triển rồi truyền bệnh”, GS Kính cho hay.

Thứ tư, theo GS Kính, có thể thấy trong 2 năm vừa qua nổi lên nhiều căn nguyên gây bệnh n.hiễm t.rùng, bệnh truyền nhiễm đã kháng thuốc, đặc biệt là vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Và hiện đã xuất hiện các siêu vi khuẩn đa kháng, nhất là vi khuẩn gây n.hiễm t.rùng bệnh viện đến bây giờ hầu như đã kháng lại gần như tất cả các kháng sinh, chỉ còn 1 kháng sinh có chút ít tác dụng là colistin. Nhưng ở VN, colistin được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp đã lâu và chúng ta cũng đã tích tụ dư lượng của kháng sinh này trong người, cho nên dùng kháng sinh này điều trị thì một mình nó không thể đủ ngăn chặn, mà phải phối hợp.

Bên cạnh đó các vi khuẩn gram âm cũng kháng với carbapenem; một số vi khuẩn thông thường vẫn gặp như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu cũng kháng một số thuốc.

WHO dự báo trong những năm tới nếu tình hình kháng thuốc tiếp tục diễn biến như hiện nay thì mỗi năm sẽ có khoảng 10 triệu người t.ử v.ong do mắc các vi khuẩn đa kháng thuốc.

“Những năm qua, chúng ta thấy một loạt các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi, trong đó có bệnh đã tồn tại rất lâu rồi nhưng nay vẫn còn, ví dụ như thương hàn, lỵ từng hết rồi nhưng nay lại xuất hiện”, GS Kính lưu ý.

Người đàn ông Mỹ mắc COVID-19 và đậu mùa khỉ cùng lúc

Một người đàn ông sống tại California (Mỹ) là trường hợp đầu tiên được biết đến mắc COVID-19 và đậu mùa khỉ cùng lúc.

nguoi dan ong my mac covid 19 va dau mua khi cung luc 0ff 6558420
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN

Theo tờ Hindustan Times, anh Mitcho Thompson được cho là dương tính với virus SARS-CoV-2 vào cuối tháng 6. Chỉ vài ngày sau đó, anh phát hiện có những vết mụn đỏ mọc trên khắp lưng, cánh tay, cánh chân và cổ. Anh được các bác sĩ chẩn đoán mắc thêm bệnh đậu mùa khỉ.

“Các bác sĩ rất chắc chắn khi khẳng định tôi mắc đậu mùa khỉ và tôi mắc hai bệnh cùng lúc”, Thompson trả lời kênh truyền hình NBC. Hai loại virus tấn công cùng một lúc khiến nam bệnh nhân cảm thấy như thể mình đang bị cúm rất nặng. Thompson cũng có các triệu chứng như sốt, khó thở, lạnh run người, đau cơ và các vết mưng mủ trên da.

Theo bác sĩ Dean Winslow – giáo sư chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Stanford, mặc dù rất hiếm song không phải không có trường hợp một người nhiễm cả hai loại virus cùng một lúc.

“Rõ ràng điều đó có thể xảy ra. Chỉ là cực kỳ không may mới mắc cả 2 bệnh. Đó là hai loại virus hoàn toàn khác biệt”, bác sĩ Dean cho hay.

Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố mức báo động cao nhất đối với đợt bùng phát đậu mùa khỉ lần này. Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ông Ghebreyesus cũng nhận định mối đe dọa của bệnh đậu mùa khỉ hiện ở mức độ vừa phải trên toàn cầu, ngoại trừ ở châu Âu là mức cao.

Tại Mỹ, các chuyên gia y tế dự báo số ca mắc đậu mùa khỉ sẽ tăng trong một vài tuần tới. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia ghi nhận trên 2.400 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có 2 trường hợp mắc ở t.rẻ e.m.

Virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần và gây ra các triệu chứng giống cúm cùng các vết mụn bọc trên da. Các quan chức WHO cho hay họ đang điều tra khả năng xem liệu loại virus này có lây lan qua phương thức mới hay không.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang vật lộn với xu hướng gia tăng các ca mắc COVID-19 được cho là do chủng BA.5 gây ra. Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ đã ghi nhận hơn 170.000 ca mắc mơi vào ngày 19/7, tăng từ khoảng 27.000 ca trước đó trong ngày 1/4. Tỷ lệ ca nhập viện cũng đã tăng kể từ tháng 4, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trước đó.

Các chuyên gia chỉ ra BA.5 đặc biệt có khả năng né tránh tốt các biện pháp phòng ngừa hay hệ miễn dịch, vì vậy ngay cả một số người mắc COVID-19 chỉ vài tuần trước đó với một biến chủng khác cũng có thể tái nhiễm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *