Bôi một giọt dầu gió vào lòng bàn chân: 7 ngày sau nhận về lợi ích bất ngờ ai cũng cần

Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, bạn có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân.

Bàn chân không chỉ giúp chúng ta đi đứng, mà còn là “bộ não thứ 2″ của con người. Ở bàn chân có rất nhiều dây thần kinh, liên kết chặt chẽ với nội tạng. Ví dụ: Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan… Chính vì vậy, Cổ nhân Trung Quốc rất coi trọng đôi chân, do đó khuyến cáo mọi người cần chú trọng việc chăm sóc bàn chân, có thể như mát xa chân, ngâm chân trước khi đi ngủ.

boi mot giot dau gio vao long ban chan 7 ngay sau nhan ve loi ich bat ngo ai cung can ba1 6785121

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, cổ nhân Trung Quốc còn khuyên mỗi tối trước khi đi ngủ hãy nhỏ 1 giọt dầu gió vào lòng bàn chân, xoa bóp nhẹ nhàng rồi đi ngủ vì điều này không chỉ giúp cải thiện lưu thông m.áu, hỗ trợ giấc ngủ, giữ ấm cơ thể, phòng bệnh hiệu quả và đồng thời kéo dài t.uổi thọ.

1. Ngủ ngon hơn

Trong Y học Trung Quốc có câu: Cảm lạnh thường bắt đầu ở chân, do đó nếu bạn để bàn chân lạnh, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ cảm thấy lạnh theo. Chính vì vậy, việc bôi 1 chút dầu gió vào chân rồi đi ngủ sẽ giúp chân ấm, và giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, mùi thơm dịu nhẹ của dầu gió sẽ giúp thư giãn toàn cơ thể.

boi mot giot dau gio vao long ban chan 7 ngay sau nhan ve loi ich bat ngo ai cung can 85a 6785121

2. Giảm hôi chân, nấm da chân

Dùng dầu gió bôi vào lòng bàn chân sẽ giúp giảm tình trạng hôi chân, nấm chân… Cách làm cũng vô cùng đơn giản đó là bạn có thể ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ, lau khô chân rồi thoa dầu gió lên lòng bàn chân, sáng 1 lần và tối 1 lần, khoảng 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Chống cảm lạnh

Nếu bị cảm lạnh, bạn hãy nhỏ vài giọt dầu gió vào chân, ngay sau đó bạn sẽ cảm nhận được chân của mình rất ấm. Ngoài ra việc làm này cũng sẽ giúp làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh thời tiết như ho, cảm cúm một cách hiệu quả.

4. Tốt cho tử cung

Theo Y học Trung Quốc, cơ thể nếu gặp lạnh sẽ tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ rất dễ sẽ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ. Khi đó điều bạn cần làm đó là bôi dầu gió vào bụng, vào chân thì sẽ cải thiện tình hình một cách nhanh chóng.

5. Chống say tàu xe

Rất nhiều người gặp phải tình trạng say tàu xe, và cách cải thiện nhanh chóng đó là bạn hãy nhỏ vài giọt dầu gió lên rốn và vào lòng bàn chân. Như vậy ngay ngày hôm sau sẽ giúp bản thân khỏe hơn, giảm tình trạng say tàu xe, nhất là những người gặp tình trạng buồn nôn và nôn nhiều.

Những thói quen tốt trước khi ngủ

boi mot giot dau gio vao long ban chan 7 ngay sau nhan ve loi ich bat ngo ai cung can 25c 6785121

Ngâm chân bằng nước ấm

Bàn chân không dễ dàng nhận được đủ lượng oxy do nó có khoảng cách xa nhất tới tim. Bên cạnh đó, nếu vào mùa đông, thời tiết lạnh sẽ khiến các mạch m.áu bị co lại, cản trở lưu thông m.áu.

Hơn nữa, bàn chân tập trung nhiều điểm châm cứu của cơ thể nên cần được cung cấp đủ oxy nếu không sẽ ảnh hưởng đến gan, thận và một số bộ phận khác. Vì vậy, trước khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng dành thời gian ngâm chân bằng nước ấm để thức đẩy lưu thông m.áu và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.

Chải tóc trước khi đi ngủ

Trên đầu chúng ta tập tung một số huyệt đạo quan trọng. Việc chải tóc không đơn giản chỉ là chải cho tóc hết rối mà nó còn giúp kích thích và massage các huyệt đạo này.

Tuy nhiên, cũng phải biết chải đúng cách. Đầu tiên, dùng lược chải tóc từ trên xuống dưới, bắt đầu từ đỉnh đầu. Lặp lại động tác này nhiều lần. Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng da đầu, phần cổ, tai để cảm thấy dễ chịu hơn.

Cuối cùng tập trung để chà đầu. Lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn thấy da đầu nóng lên. Thao tác này giúp cho não bộ nhận được đủ oxy, bảo vệ chân tóc và cải thiện trí nhớ.

Vận động nhẹ trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hiện một vài động tác đơn giản để vừa giúp thư giãn cơ thể, vừa tăng cường sức khỏe.

Đầu tiên, bạn có thể nằm trên giường và dùng chân thực hiện động tác đạp xe khoảng 1 phút sau đó đặt chân dựa lên tường. Động tác này giúp làm giảm chất béo nhờ sự căng cơ.

Sau đó, bạn nằm ngửa trên giường và từ từ nhấc cả hai chân lên vuông góc với bề mặt giường. Sau đó, từ từ hạ chân xuống từ 90 độ, xuống 45 độ rồi 30 độ. Ở mỗi góc hãy dừng lại 30 giây. Hành động này giúp cơ bắp đùi săn chắc và khỏe hơn.

Vệ sinh sạch

Đ.ánh răng trước khi đi ngủ quan trọng hơn đ.ánh răng sau khi thức dậy vù nó giúp loại bỏ tàn dư trong răng miệng và giúp bạn ngủ ngon. Ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng việc tắm và rửa mặt.

Tắm nước ấm trước khi ngủ rất hữu ích bởi vì sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ chóng hạ xuống. Bạn chỉ việc nằm thư giãn và mí mắt sẽ dần khép lại. Giấc ngủ sẽ đến một cách tự nhiên và thoải mái giúp bạn thư giãn.

Bệnh tật gia tăng khi thời tiết lạnh sâu

Những bệnh nguy hiểm như đột quỵ, viêm phổi, hen suyễn… sẽ gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Giữ ấm cơ thể và sinh hoạt khoa học là biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

benh tat gia tang khi thoi tiet lanh sau 756 6783941

Thời tiết chuyển rét khiến số ca nhập viện do đột quỵ và liên quan đến hô hấp gia tăng

Nguy cơ mắc bệnh

Theo các chuyên gia y tế, khi thời tiết chuyển rét, một số người có sức đề kháng kém có thể bị viêm phế quản, viêm phổi… Với những người có bệnh nền phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiệt độ giảm đột ngột còn gây co thắt thanh quản, tạo ra các đợt cấp tính nguy hiểm, còn người cao t.uổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não kém hơn bình thường, có thể dẫn đến đột quỵ.

Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa trung ương) cho hay, số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70 – 80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm. Thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao t.uổi có t.iền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ nếu không xử trí kịp thời.

Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, số lượng bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt) gia tăng. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa thông tin, trong đợt rét này, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 trường hợp, hầu hết đều do mở cửa đi ra ngoài buổi sáng sớm khi nhiệt độ trong phòng và bên ngoài có sự chênh lệch lớn.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới và 80% số này là người bị tăng huyết áp. Điều đáng nói, bệnh nhân đột quỵ tăng 15 – 20% vào mùa đông; khoảng 60 – 70% bệnh nhân bị đột quỵ vào nửa đêm và sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều.

Được biết, cơ chế gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là do tiếp xúc với nguồn lạnh đột ngột. Dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với da, nên rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu gặp lạnh đột ngột, mạch m.áu nuôi dưỡng dây thần kinh này sẽ bị co lại, gây ra tổn thương. Chỉ cần vài giây tiếp xúc với nguồn lạnh, người bệnh đã có thể mắc bệnh.

ThS. Lê Thị Hồng Nhung, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, hàng năm, mỗi khi thời tiết trở lạnh, số lượng bệnh nhân viêm phổi nhập viện lại tăng. Những bệnh nhân cao t.uổi có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, hen phế quản, tai biến mạch m.áu não… rất dễ bị viêm phổi, bởi đây là nhóm người có sức đề kháng kém.

Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Medlatec, vào mùa lạnh, rất dễ mắc các bệnh như cúm A, cúm B, hoặc cúm A/H1N1 dù hiếm gặp. Bên cạnh đó, bệnh do các chủng virus khác như sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết… cũng thường xuất hiện và diễn biến phức tạp trong mùa đông – xuân những năm gần đây. T.rẻ e.m, người già, phụ nữ có thai và những đối tượng có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Triệu chứng của các bệnh gây nên bởi virus thường khá giống nhau, như ho, sốt, hắt hơi, đau họng, đau cơ, mệt mỏi…, nên rất khó phân biệt. Nguy hiểm hơn, những triệu chứng này cũng khá giống với bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành thời gian gần đây. Vì vậy, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm sớm và chủ động cách ly trước khi có kết luận và giải pháp điều trị bệnh.

Tránh nhập viện khi đã muộn

Vừa qua, Bệnh viện Châm cứu Trung ương ghi nhận không ít trường hợp nhập viện muộn do điều trị không đúng hướng, nghe theo những cách chữa bệnh dân gian, đồn thổi không có căn cứ khoa học, nên quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với bệnh đột qụy, theo thông tin từ PGS-TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), do thiếu hiểu biết, nhiều gia đình không đưa bệnh nhân đột quỵ đi cấp cứu mà để ở nhà và dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, vài ngày sau mới đưa đi cấp cứu thì đã muộn.

Không chỉ vậy, có người còn cho bệnh nhân đột quỵ ăn uống, nhét thuốc vào miệng khiến họ sặc, khi đến cấp cứu thường trong tình trạng suy hô hấp do viêm phổi, thậm chí có trường hợp đã ngừng tim trước khi đến bệnh viện. Do đó, khi thấy người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế chuyên sâu trong vòng 4 – 5 giờ đầu để được cấp cứu kịp thời.

Với người bị đột quỵ não, thời gian là vàng, quyết định sự sống cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân. Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, người nhà cần chuyển ngay bệnh nhân tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ. Nếu được cấp cứu trong vòng 4 – 5 giờ, bệnh nhân có thể được tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết truyền tĩnh mạch, nếu trong vòng 6 giờ, bệnh nhân bị tắc mạch não lớn có thể được tái thông bằng dụng cụ cơ học, giúp bệnh nhân hồi phục hoặc giảm thiểu các di chứng.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, mỡ m.áu, tim mạch, người trẻ nên chụp CT mạch não hoặc cộng hưởng từ để tầm soát dị dạng mạch não, vì đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong hoặc tàn phế hàng đầu không phân biệt lứa t.uổi, đặc biệt là khi thời tiết thất thường như hiện nay.

Để phòng tránh bệnh trong mùa lạnh, các bác sĩ lưu ý, mọi người cần giữ ấm, không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Nếu muốn tập thể dục, có thể tập trong nhà.

Ngoài ra, nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước ấm vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, nhất là bữa sáng. Thêm vào đó, ăn nhiều rau xanh, hoa quả; sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ t.huốc l.á, hạn chế rượu, bia… Riêng với người bị tăng huyết áp, cần tuân thủ lối sống khoa học, kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nhằm ngăn ngừa bệnh đột quỵ có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *