Ngày 23/11, giới chức bang New South Wales (NSW) của Australia kêu gọi người dân đề phòng bệnh viêm não Nhật Bản khi bang này bước vào giai đoạn thời tiết ẩm ướt.
Viêm não Nhật Bản do virus JEV gây ra, thông qua muỗi truyền bệnh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Chính quyền bang kêu gọi chủ trang trại chăn nuôi quan sát các dấu hiệu mắc bệnh này vì virus vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi trong bang.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp của NSW, ông Dugald Saunders cho biết viêm não Nhật Bản do virus JEV gây ra, thông qua muỗi truyền bệnh và phổ biến ở những khu vực có muỗi hoạt động mạnh. Muỗi sẽ sinh sôi mạnh trong những tuần tới vì thời tiết ẩm ướt trên toàn bang. Theo ông, sau đợt mưa lớn vừa qua và khi nhiệt độ ấm hơn chính là “các điều kiện lý tưởng cho bệnh viêm não Nhật Bản lan rộng”.
Ông Saunders cho biết bệnh này không gây nguy cơ về an toàn thực phẩm nhưng có thể làm giảm 50 – 70% khả năng sinh sản của lợn. Quan chức này kêu gọi nông dân cảnh giác cao độ về khả năng vật nuôi ốm, với các triệu chứng nhiễm virus gồm thân nhiệt cao, vàng da, không tỉnh táo, biếng ăn và các dấu hiệu thần kinh như không hợp tác hoặc tầm nhìn giảm. Người nhiễm virus JEV hầu như không có triệu chứng nhưng một số ít trường hợp có thể mắc bệnh nặng và thậm chí t.ử v.ong.
Người phụ trách y tế của bang NSW, ông Brad Hazzard cũng cảnh báo người dân sống hoặc thường xuyên làm việc ở những khu vực đã được xác định là có bệnh cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa như tiêm vaccine và mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Bang NSW sẽ cung cấp vaccine ngừa JEV miễn phí cho người từ 2 tháng t.uổi trở lên đang sống hoặc thường xuyên làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao về JEV hoặc có nguy cơ cao tiếp xúc với muỗi.
Kể từ khi JEV được phát hiện lần đầu tiên tại Australia vào năm 1995, số ca nhiễm ở người rất hiếm gặp, song có xu hướng gia tăng trong năm 2022 và xuất hiện ở nhiều bang khác nhau. Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/10/2022, Australia đã ghi nhận tổng cộng 42 ca nhiễm JEV.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở châu Á – Thái Bình Dương. Bệnh lây theo đường m.áu qua vết muỗi đốt. Năm 1938, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus lây truyền bệnh này, sau đó xác định được vật chủ và ổ chứa chính của virus gây bệnh là loài lợn và chim. Viêm não Nhật Bản gây nhiều biến chứng nặng có thể dẫn đến t.ử v.ong. Các biến chứng gồm viêm phổi, n.hiễm t.rùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp…
Suy kiệt, mờ mắt, loét da sau khi uống thuốc nam trị tiểu đường
Mắc đái tháo đường từ khi mới 24 t.uổi, bệnh nhân từ chối dùng thuốc bác sĩ kê mà uống thuốc nam.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng ngày 1/9 thông tin, mới tiếp nhận nam bệnh nhân 27 t.uổi gặp biến chứng nặng nề do không chịu dùng thuốc điều trị tiểu đường bác sĩ kê đơn.
Bệnh nhân là anh L.V.T (27 t.uổi), đến Khoa Khám bệnh trong tình trạng tiêu chảy, mệt mỏi, ăn uống kém. Bác sĩ chẩn đoán anh bị rối loạn chức năng, mắc đái tháo đường không phụ thuộc insulin, chỉ định nhập viện điều trị.
Người nhà cho biết nam bệnh nhân biết mắc bệnh đái tháo đường hơn 3 năm nay nhưng không dùng thuốc do bác sĩ kê đơn. Sau một thời gian dài uống thuốc nam, bệnh nhân có thể trạng suy kiệt, nhiều vết loét n.hiễm t.rùng trên da, cho đến khi mắt nhìn mờ, kém, gia đình mới đưa đến viện khám và điều trị.
Thầy thuốc thăm khám cho nam bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
Đái tháo đường là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
Đến nay, thế giới chưa có loại thuốc nào chữa dứt điểm bệnh này chỉ sau một vài đợt điều trị. Không ít gian thương lợi dụng sự lo lắng, thiếu kiên trì của bệnh nhân để quảng cáo về những phương thuốc có thể chữa khỏi bệnh này.
Thực tế, các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Bệnh nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì ngộ độc sau dùng viên hoàn với lời quảng cáo “trị được tận gốc căn bệnh”, thậm chí có bệnh nhân t.ử v.ong.
Kết quả xét nghiệm các viên hoàn người nhà bệnh nhân mang đến cho thấy chứa Phenfomin – hoạt chất đã bị cấm sản xuất và lưu hành cách đây 50 năm do những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Thông thường ngộ độc do Phenformin sẽ gây tỷ lệ t.ử v.ong rất cao, từ 50-60% trở lên. Thuốc này ngoài làm tụt đường huyết còn gây tác dụng phụ toan lactic, suy thận rất nặng.
Viên hoàn bệnh nhân đái tháo đường đã uống và bị ngộ độc, phải đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hồi tháng 5. (Ảnh: BSCC)
Để tránh t.iền mất tật mang, nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ cảnh báo người bệnh không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là thuốc dạng viên hoàn, hay các bài thuốc chưa được kiểm định để tự điều trị đái tháo đường.