Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ?

thit 1681443799023821673212 0 0 437 700 crop 16814438607241109564773

GĐXH – Không nên ăn quá 3 bữa thịt một tuần, nên xen kẽ với các loại cá béo, đậu phụ, các loại đậu hạt, mè… để đa dạng bữa ăn và tốt cho sức khỏe.

5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn

GĐXH – Thịt lợn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Ai cũng biết ăn thịt sẽ cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, các axit béo giúp cho sự phát triển của nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra thịt còn có các chất khoáng, vitamin và là nguồn các yếu tố vi lượng như vitamin A, sắt, kẽm, đồng, coban, selen….Thịt là nguồn vitamin nhóm B rất tốt (B1, B6, PP, B12…)  Tuy nhiên chế độ ăn mất cân đối với quá nhiều thịt lại mang đến rất nhiều mối nguy hại.

Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ? - Ảnh 2.

Nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…Ảnh minh họa

Nên ăn bao nhiêu thịt là đủ?

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nêu một thực trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại. “Hiện nay, trung bình một người Việt tiêu thụ 134 gram thịt/ngày, riêng người dân đô thị tiêu thụ 154 gram thịt/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt theo khuyến nghị dinh dưỡng là 50 – 80 gram/ngày. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới khuyến cáo, mỗi người dân không tiêu thụ quá 70 gram thịt/ngày”- PGS Mai nói.

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, một loạt bệnh không lây nhiễm ở người Việt đang gia tăng như tiểu đường, ung thư, đột quỵ… là hệ quả của chế độ ăn uống không hợp lý. Đến nay, để dự phòng, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng hợp lý và thực phẩm lành mạnh là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. “Việc ăn quá nhiều thịt, trong đó có thịt đỏ là một trong những yếu tố được khuyến cáo làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn quá nhiều thịt là gánh nặng cho thận; gia tăng rối loạn chuyển hóa (tăng axít uric máu, gây bệnh gout)…

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 – 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp. Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…

Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ? - Ảnh 3.

Thịt lợn chỉ nên ăn không quá 3 lần/tuần. Ảnh minh họa

Lưu ý:

– Thịt lợn chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Không kết hợp thịt bò với thịt lợn, gan dê với đậu tương vì chúng tương khắc lẫn nhau.

– Thịt bò giàu calo, protein, dinh dưỡng nhưng đừng kết hợp chung với hải sản, thịt lợn hay đậu nành hoặc trà khi ăn.

– Thịt gà và các loại thịt trắng chỉ nên ăn 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 150g. Khi ăn thịt gà không nên dùng chung với rau kinh giới, tỏi, hành sống, thịt hoặc gan chó.

– Thịt nạc hay thịt mỡ cũng không nên ăn quá nhiều vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và ung thư trực tràng.

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *