Không phải ngẫu nhiên mà biến thể Delta được nhiều người gọi với cái tên “quái vật”. Tốc độ lây lan nhanh làm tăng vọt số ca mắc trong thời gian ngắn gây quá tải hệ thống y tế, tăng tỷ lệ t.ử v.ong.
Từ cuối tháng 3, thế giới ghi nhận làn sóng dịch bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia châu Á; xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng lây lan mạnh, gây t.ử v.ong cao và có khả năng kháng vắc xin Covid-19 (biến thể Delta).
Biến thể Delta là biến chủng virus đang lưu hành chủ yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới gồm cả Việt Nam. Với số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn, biến thế này đang khiến nhiều quốc gia lao đao.
Tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên đến nay, cả nước ghi nhận gần 290.000 ca mắc, gần 93.000 người khỏi bệnh và hơn 5.000 ca t.ử v.ong. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đã ghi nhận hơn 250.000 ca (chiếm 99% số ca mắc từ khi xuất hiện dịch tại nước ta).
Bài Viết Liên Quan
- Những người nào nên đi niềng răng?
- Duy trì 10 thói quen mỗi ngày, ung thư khó tới gần bạn
- Phát hiện ứng viên hàng đầu cho điều trị Covid-19
Biến thể Delta lây lan rất nhanh khiến nhiều thai phụ tại TPHCM nhiễm bệnh.
Nồng độ virus trong hầu họng lớn hơn rất nhiều so với biến chủng trước
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, với chủng Delta nồng độ virus có trong hầu họng cũng như độ bám dính vào tế bào người nhiễm lớn hơn chủng bình thường rất nhiều nên khả năng lây lan rất nhanh.
Theo CDC Hoa Kỳ, các biến thể trước đây thường tạo ra ít virus hơn trong cơ thể của những người đã được tiêm phòng đầy đủ bị nhiễm so với những người không được tiêm. Ngược lại, biến thể Delta dường như tạo ra một lượng virus cao như nhau ở cả những người chưa được tiêm và đã được tiêm đầy đủ.
Tuy nhiên, giống như các biến thể khác, với biến thể Delta, số lượng virus ở những người được tiêm phòng đầy đủ cũng giảm nhanh hơn so với ở những người không được tiêm. Điều này nghĩa là những người được tiêm đầy đủ có khả năng lây nhiễm trong thời gian ngắn hơn những người không được tiêm chủng.
Lây lan nhanh hơn, tấn công nhiều vào t.rẻ e.m, người trẻ
“Virus lây lan nhanh là điều mà chúng ta ai cũng thấy rõ trong thời gian qua. Tuy nhiên, có điểm đặc thù mới cần theo dõi là biến chủng này tấn công t.rẻ e.m và người trẻ khá nhiều và không phải là không có t.ử v.ong ở trẻ”, GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) nói.
Theo CDC Hoa Kỳ, biến thể Delta lây nhanh gấp 2 lần so với chủng virus trước đó.
Chung quan điểm này, thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn hẳn, có thể gấp đôi biến thể Alpha (được phát hiện lần đầu tiên tại Anh).
Ngoài ra, tất cả mọi người đều có thể nhiễm SARS-CoV-2, trong đó trẻ cũng dễ dàng nhiễm bệnh. Giai đoạn đầu, trẻ mắc bệnh ít có bệnh lý nền, tỷ lệ nhẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, gần đây do biến thể Delta lây lan rất mạnh nên virus bắt đầu tấn công vào nhóm trẻ (chưa được tiêm phòng). Trong số đó cũng những trường hợp nặng, viêm phổi, song ở nhóm này nếu điều trị hỗ trợ tích cực thì khả năng sống sót cao hơn.
Dữ liệu mới của CDC Hoa Kỳ cũng cho thấy biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn và dẫn đến khả năng lây truyền nhanh hơn khi so sánh với các biến thể khác, ngay cả ở những người được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Biến thể Delta làm bệnh nặng hơn so với các biến thể trước?
Theo thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, biến thể này có vẻ làm bệnh nặng hơn, tuy nhiên vì chưa loại trừ được các yếu tố khác nên chưa thể khẳng định chắn chắn điều này. Khi virus lây truyền mạnh, số lượng bệnh nhân tăng lên sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, dẫn đến thiếu giường bệnh, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị y tế…; nhiều người không được chăm sóc y tế đầy đủ nên tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn.
Số lượng bệnh nhân tăng nhanh trong thời gian ngắn khiến hệ thống y tế tại TPHCM bị quá tải.
“Song có một điều chúng tôi nhận thấy với biến thể Delta là thời gian từ lúc phát bệnh (có triệu chứng ban đầu) đến lúc bệnh trở nặng nhanh hơn chủng virus cổ điển. Ví dụ, trước đây cần 7, 8, thậm chí 10 ngày bệnh nhân mới chuyển nặng nhưng nay chỉ sau 3-5 ngày bệnh nhân đã viêm phổi, có thể suy hô hấp. Thời gian trở nặng ngắn hơn, lượng bệnh nhân lớn càng làm cho hệ thống y tế quá tải”, bác sĩ Hà nhấn mạnh.
Theo ông, mức độ nặng của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động ngoài vấn đề bệnh nền, t.uổi, béo phì…, thì còn là phản ứng của cơ thể với virus. Người nào phản ứng bình thường thì bệnh diễn tiến đơn giản, nhanh lành bệnh. Nhưng có những trường hợp phản ứng quá mức sẽ gây tổn hại các cơ quan nặng nề như cơn bão cytokine.
PGS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, phụ trách một trong những Trung tâm Hồi sức tích Covid-19 tại TPHCM cũng nhận định: “Tiến triển của bệnh rất đột ngột, thậm chí chỉ vài giờ đã chuyển từ bệnh nhân nặng sang khó thở, phải thở máy. Chúng ta phải chạy đua với thời gian để cứu người”.
Theo Trung tâm Y tế Davis, thuộc Đại học California (Mỹ), các triệu chứng của người nhiễm biến thể Delta có vẻ giống với phiên bản gốc của Covid-19. Tuy nhiên, các bác sĩ đang thấy người bệnh ốm nhanh hơn, đặc biệt là đối với những người trẻ t.uổi. Nghiên cứu gần đây cho thấy với biến thể Delta, virus nhân lên nhanh hơn – và ở nồng độ lớn hơn nhiều – trong đường hô hấp.
Một số dữ liệu của CDC Hoa Kỳ cũng củng cố thêm cho điều này, rằng biến thể Delta có thể gây bệnh nặng hơn so với các chủng trước đó ở những người chưa được tiêm chủng. Trong hai nghiên cứu khác nhau từ Canada và Scotland, những bệnh nhân bị nhiễm biến thể Delta có nhiều khả năng phải nhập viện hơn những bệnh nhân nhiễm Alpha hoặc các chủng virus ban đầu.
TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO) chia sẻ biến thể này có khả năng lây truyền cao hơn và tăng nguy cơ phải nhập viện.
Bên cạnh một số ý kiến cho rằng biến thể này khiến một số vắc xin kém hiệu quả, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo rằng vắc xin Covid-19 có tác dụng ngăn ngừa bệnh nặng, ngăn ngừa t.ử v.ong.
Vì sao người từng mắc COVID-19 vẫn cần tiêm vaccine?
Các chuyên gia chỉ ra lý do người từng mắc COVID-19 vẫn cần tiêm vaccine.
Mặc dù số ca mắc và số ca t.ử v.ong gia tăng ở các khu vực khác nhau của Mỹ nhưng nhiều người dân nước này vẫn chưa quyết định về việc sẽ đi tiêm vaccine. Một nghiên cứu từ Quỹ Gia đình Kaiser cho thấy, 46% những người tham gia khảo sát chưa tiêm vaccine nói rằng họ không hề có ý định đi tiêm vaccine vào cuối năm nay.
Một phần của tâm lý ngần ngại này do họ lo ngại việc tiêm vaccine sẽ gây ra rủi ro về sức khỏe lớn hơn bản thân virus. Ngoài ra, số khác cho rằng việc tiêm vaccine là không cần thiết, đặc biệt với những người từng mắc COVID-19 trước đó.
Những người từng mắc COVID-19 vẫn nên tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)
Các chuyên gia cho rằng, miễn dịch tự nhiên bảo vệ được ít hơn trước các biến thể mới so với vaccine. Dữ liệu mới từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, nếu một người từng mắc COVID-19 trước đó thì người này vẫn có khả năng cao sẽ tái nhiễm.
Kháng thể tự nhiên không ngăn biến thể mới
Một lý do quan trọng cho thấy việc đạt được miễn dịch sau khi mắc COVID-19 không hoàn hảo là sự xuất hiện của biến thể Delta với khả năng lây nhiễm cao, hiện chiếm hơn 90% số ca mắc ở Mỹ.
“Các kháng thể đạt được qua miễn dịch tự nhiên không vô hiệu hóa được các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lây nhiễm hiện nay một cách hiệu quả như các kháng thể sinh ra từ việc tiêm vaccine mRNA”, Scott Hensley, giáo sư về vi sinh học tại Đại học Pennsylvania nhận định với USA Today.
Một nghiên cứu ngày 30/6 công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine cũng cho thấy, các kháng thể sinh ra từ những người được tiêm đầy đủ vaccine mRNA của Moderna có khả năng ngăn ngừa các biến thể khác cao hơn so với kháng thể sinh ra từ những người hồi phục sau khi mắc COVID-19.
Vaccine bảo vệ ổn định hơn
Vaccine cũng cung cấp sự bảo vệ ổn định hơn trước dịch bệnh so với miễn dịch tự nhiên, Grant McFadden, giám đốc Trung tâm thiết kế sinh học cho Liệu pháp miễn dịch, Vaccine và Liệu pháp virus tại Đại học bang Arizona cho hay.
“Sự hồi phục sau khi mắc COVID-19 tạo ra sự miễn dịch không ổn định đối với lần nhiễm bệnh thứ hai và điều này được phản ánh qua mức độ kháng thể kháng protein gai khác nhau ở các bệnh nhân đã hồi phục”, chuyên gia McFadden đ.ánh giá với USA Today. “Trái lại, miễn dịch đạt được qua việc tiêm vaccine đồng đều hơn nhiều, cả trong việc bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh COVID-19 và mức độ kháng thể kháng protein gai”.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford công bố hồi tháng 6 cho thấy những người có phản ứng miễn dịch yếu hơn từng mắc COVID-19 có thể có nguy cơ nhiễm các biến thể mới cao hơn.
“Các vaccine kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể ở mức độ thậm chí còn cao hơn những người từng hồi phục sau khi mắc bệnh”, Taylor Heald-Sargent, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern cho hay.
Ca tái nhiễm phổ biến hơn ở người chưa tiêm
Nghiên cứu của CDC công bố ngày 6/8 cho thấy những người chưa được tiêm vaccine nguy cơ tái nhiễm cao gấp 2,34 lần so với những người được tiêm. Nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet Respiratory Medicine cũng cho thấy tỷ lệ tái nhiễm cao khi xem xét các trường hợp tái nhiễm COVID-19 ở những binh lính Thủy quân Lục chiến trẻ khỏe. Trong số 189 quân nhân từng mắc COVID-19 từ tháng 5 – 11/2020, nghiên cứu hồi tháng 4/2021 cho thấy 10% trong số này tái dương tính với virus.
Trong khi các chuyên gia y tế nhận định với USA Today rằng, một người mắc COVID-19 lần thứ hai có lẽ thường là các ca tái nhiễm t.iền triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ thì không phải trường hợp nào cũng như vậy.
Một người đàn ông 25 t.uổi ở Nevada được cho là ca tái nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Mỹ vào tháng 10/2020, một nghiên cứu công bố trên The Lancet Infectious Diseases cho hay. Theo các nhà nghiên cứu, ở lần mắc thứ hai này, bệnh nhân trên có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cả lần đầu tiên.
Một người đàn ông 46 t.uổi ở Ecuador được coi là trường hợp tái nhiễm đầu tiên ở Nam Mỹ từng phát triển kháng thể sau khi mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ cũng đã trải qua tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều khi tái nhiễm virus vài tuần sau đó.
Như vậy, dựa trên các nghiên cứu, theo USA Today, việc cho rằng nếu đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19 thì không cần tiêm vaccine là nhận định sai lầm. Người hồi phục sau khi mắc COVID-19 vẫn rủi ro tái nhiễm virus, theo dữ liệu mới từ CDC. Điều này là bởi mức độ miễn dịch từ việc từng mắc COVID-19 không tương đương với mức độ miễn dịch sau khi tiêm vaccine.
Các loại vaccine COVID-19 cung cấp cho những người được tiêm mức độ miễn dịch đồng đều hơn (cao hơn so với nhiều người từng mắc COVID-19) và có hiệu quả trước các biến thể mới, cũng như kích thích cơ thể tạo ra nhiều kháng thể hơn so với miễn dịch tự nhiên.