Thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt và vitamin B12. Tuy nhiên, việc ăn thường xuyên sẽ gây ra một số tác động tiềm ẩn.
Thịt đỏ có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ảnh:
Theo Eat This Not That , thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt nai và thậm chí cả thịt dê đều thuộc nhóm thịt “đỏ”, có màu hồng hoặc đỏ khi sống. Những sản phẩm động vật này chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt và vitamin B12.
Các chuyên gia đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể hơn về việc tiêu thụ thịt đỏ và các tổ chức y tế công cộng như Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến nghị hạn chế thịt đỏ không quá 3 khẩu phần/tuần.
Nhận thức về những lợi ích và tác dụng phụ của việc ăn thịt đỏ hàng ngày có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về bất cứ thứ gì đưa vào cơ thể. Với ý nghĩ đó, đây là một số tác động tiềm ẩn của việc ăn thịt đỏ mỗi ngày.
Cung cấp protein
Các loại thịt như thịt bò và thịt nai là một số loại thực phẩm giàu protein. Ví dụ, một khẩu phần thịt hươu nặng 85 gram có 26 gram protein và 113 gram thịt bò xay cung cấp 23 gram protein.
Theo Eat This Not That , mỗi người cần cung cấp 50 gram protein mỗi ngày. Vì vậy, ăn những loại thịt này mỗi ngày có thể cung cấp đủ lượng protein cơ thể cần.
Cholesterol trong cơ thể tăng lên
Cholesterol, cả LDL (loại “xấu”) và HDL (loại “tốt”) là chỉ số quan trọng về sức khỏe tim mạch. Khi cholesterol tích tụ trong các mạch máu, nó có thể thu hẹp không gian cho máu giàu oxy di chuyển gây tắc nghẽn dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, thịt đỏ có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu. Điều này có nghĩa là nó liên quan đến bệnh tim. Cholesterol cao rất nguy hiểm vì nó dẫn đến sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch (được gọi là xơ vữa động mạch), có thể làm giảm lưu lượng máu đến động mạch. Điều này có thể gây ra loạt các biến chứng như đau ngực, đột quỵ và đau tim, theo Mayo Clinic.
Nghiên cứu từ Đại học Oxford phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành của người ăn 50 gram thịt đỏ đã chế biến mỗi ngày tăng 18% và tăng 9% đối với mỗi 50 gram thịt chưa qua chế biến.
Để giúp ngăn ngừa cholesterol cao, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên ăn chế độ ăn ít chất béo động vật và chỉ sử dụng chất béo lành mạnh ở mức độ vừa phải.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, thịt đỏ có liên quan đến bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hơn 37.000 người tham gia không mắc bệnh tim mạch, ung thư hoặc tiểu đường loại 2 trong thời gian trung bình là 8,8 năm.
Kết quả thịt đỏ thực sự là thủ phạm đằng sau một số chẩn đoán bệnh tiểu đường. Trong quá trình theo dõi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 1.500 trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Họ viết: “Sau khi điều chỉnh độ tuổi, chỉ số BMI, tổng năng lượng tiêu thụ, tập thể dục, uống rượu, hút thuốc lá và tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, chúng tôi nhận thấy mối liên hệ giữa lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2”.
Các nhà nghiên cứu suy đoán thịt đỏ có thể làm tăng chứng viêm, tăng trọng lượng cơ thể hoặc tăng mỡ nội tạng. Đây là những yếu tố của sự phát triển bệnh tiểu đường.
Mặt khác, nghiên cứu năm 2022 đánh giá 21 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy thịt đỏ không ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 như kháng insulin và chức năng tế bào beta tuyến tụy.
Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn beefsteak nếu bạn biết mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thuốc Ung thư , thịt đỏ là “nguồn có thể chứa chất gây ung thư ở người có liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng (CRC)”.
Nghiên cứu năm 2015 của Khoa Ung thư Y tế, Viện Ung thư tại Đại học Istanbul, được công bố trên tạp chí Oncology Reviews cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu với khả năng mắc bệnh đường ruột này cao hơn.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tất cả loại thịt đỏ không có tác dụng giống nhau. Mặc dù thịt đỏ làm tăng nguy cơ, thịt đỏ đã qua chế biến thậm chí còn có tác động lớn hơn đối với sự phát triển ung thư ruột kết.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO, thịt đỏ được phân loại là chất gây ung thư nhóm 2A, nghĩa là chúng “có thể gây ung thư cho con người”.
Mặt khác, thịt đỏ đã qua chế biến được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1.
Ăn thịt đỏ hay thịt trắng tốt hơn cho sức khỏe?
Thịt được chia thành hai nhóm cơ bản là thịt đỏ và thịt trắng. Cả hai đều là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vậy loại thịt nào tốt cho sức khỏe hơn và cần lưu ý gì khi sử dụng?