GĐXH – Khi ăn dứa nếu có những biểu hiện như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay… thì cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của ngộ độc dứa.
2 thực phẩm ăn với thịt lợn sẽ gấp đôi dinh dưỡng, còn đây là 6 món ngon nhưng đại kỵ với thịt lợn, ăn vào dễ gây bệnh
GĐXH – Nhiều thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong mâm cơm nhưng lại được khuyên không nên nấu cùng thịt lợn. Ví dụ, bạn có thể dùng gừng để khử mùi tanh của thịt lợn nhưng không nên nấu cùng vì dễ sinh độc.
Tháng 4 là thời điểm dứa bắt đầu chín rộ. Mua dứa trong khoảng thời gian này xác suất bạn sẽ gặp nhiều quả ngọt và mùi thơm tự nhiên và an toàn hơn.
Nghiên cứu của các nhà khoa học, dứa là trái cây rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt nó là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cùng với các vitamin khác như vitamin A, vitamin K, vitamin B6, choline, canxi, kẽm… Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng cúm, cảm lạnh, ho khan…
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, có một vài trường hợp sau khi ăn dứa sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, khó chịu, ngộ độc là do dị ứng với nấm Candida trepicalis được ký sinh ở mắt của quả dứa, đặc biệt những quả đã dập nát lại là môi trường thuận lợi để loài nấm này ký sinh, việc cắt không kỹ các mắt này khỏi dứa sẽ gây cho người sử dụng dị ứng dẫn đến ngộ độc dứa.
Ngoài biểu hiện nôn mửa khi ngộ độc dứa, bệnh nhân có thể gặp các trường hợp sau: Ngứa ngáy toàn thân, miệng lưỡi tê dại cơ thể chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Ngoài ra đối với người có cơ thể quá nhạy cảm có thể sẽ bị lạnh da, mạch đập nhanh, huyết áp hạ…
Các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không ăn dứa trong những trường hợp sau đây:
Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Không ăn dứa còn xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Không ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Không ăn khi đang bị dạ dày
Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.
Không ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Kinh nghiệm dân gian và các bác sĩ cũng khuyến cáo các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn nhiều dứa. Theo nghiên cứu, dứa có chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao.
Người dễ bốc hỏa
Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.
Không ăn khi bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Ảnh minh họa
Cách ăn dứa an toàn, không lo dị ứng, ngộ độc
Để tránh dị ứng, sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.
Bên cạnh đó, dưới tác dụng của nhiệt độ khi xào, nấu món dứa thì khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn kể cả với người mẫn cảm nhất.
Với những người không có cơ địa dị ứng, khi ăn nhiều thịt, cá, để tránh đầy bụng, khó tiêu có thể ăn vài miếng dứa tươi. Dứa sẽ đẩy nhanh việc phân giải abumin có trong thức ăn giúp tiêu hóa tốt hơn.
Cách xử lý khi bị ngộ độc dứa
Nếu phát hiện người bệnh triệu chứng ngộ độc nhẹ, chúng ta có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách gây nôn cho bệnh nhân. Cụ thể nên dùng tay đưa sâu vào họng cho nôn hết ra những thứ đã ăn phải.
Ngoài ra có thể cho bệnh nhân sử dụng than hoạt tính (là thuốc dùng để điều trị ngộ độc) để giải trừ chất độc của dứa trong cơ thể. Lưu ý dùng khoảng 20g pha trong 200ml nước. Nên uống lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn và 25 – 30g ở trẻ em.
Trong trường hợp bị ngộ độc nặng khi phát hiện triệu chứng khó thở, suy hô hấp… nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Những biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch tại nhà, người bệnh tuyệt đối không chủ quan!
GĐXH – Hầu hết tất cả các loại thuốc khi vào cơ thể đều có những tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Huỳnh Như ghi bàn giúp Lank FC lội ngược dòng kịch tính