F0 điều trị tại nhà trở nặng, làm gì trong lúc chờ y tế?

“Đường dây có thể bận do quá tải, nhưng bạn nên kiên trì gọi nhiều lần, trong lúc chờ y tế hỗ trợ, người nhà nên hướng dẫn F0 tập thở”, BS Trần Thị Hoa Vi chia sẻ.

ThS.BS Trần Thị Hoa Vi – Giảng viên Bộ môn Y học gia đình Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ tư vấn Tổng dài 1022 đưa ra một số lời khuyên các F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.

Trước lo lắng của một số người về việc nếu F0 điều trị tại nhà có triệu chứng trở nặng và không gọi được lực lượng y tế, ThS.BS Trần Thị Hoa Vi chia sẻ: “Nếu chẳng may trong gia đình có nhiều người nhiễm COVID-19, cần phân loại người có yếu tố nguy cơ cao, bệnh dễ chuyển nặng để theo dõi sát hơn”.

Xác định người nguy cơ bệnh trở nặng

Theo ThS.BS Trần Thị Hoa Vi, những người có yếu tố nguy cơ cao gồm: người lớn tuổi> 65 t.uổi; người có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, xơ gan…); bệnh nhân béo phì; phụ nữ mang thai.

Sau khi xác định những đối tượng nguy cơ cao trong gia đình, bạn nên gọi y tế địa phương thông báo tình trạng gia đình mình có bao nhiêu người thuộc diện nguy cơ cao (Trạm y tế, Tổ phản ứng nhanh của địa phương nơi mình sinh sống – tra cứu trên trang web của Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật HCDC hay Google).

Bài Viết Liên Quan

f0 dieu tri tai nha tro nang lam gi trong luc cho y te e7f 5969528

Một F0 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Hồi Sức. Ảnh: BVCR.

Tại TP.HCM, nếu gọi không được, bạn nên bình tĩnh và gọi lại sau. Tiếp theo, bạn có thể gọi Tổng đài 1022, bấm phím “3″ theo các khung giờ trong tất cả các ngày (8-10h; 14-16h, 19-21h), sẽ có đội ngũ y bác sĩ tư vấn từ xa của Hội Y học TP.HCM và Sở Y tế hỗ trợ theo dõi bệnh nhân tại nhà.

TP cũng mở rộng rất nhiều kênh để theo dõi F0 tại nhà như Tổ y tế từ xa – Taxi chuyển bệnh – 115 của nhóm sinh viên, giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch…

Bệnh nhân thường trở nặng giai đoạn nào?

Theo ThS.BS Trần Thị Hoa Vi, bệnh thường trở nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 10, thời điểm có thể xảy ra cơn bão cytokine, bệnh nhân trở nặng do chính phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Khi có cơn bão cytokine, dấu hiệu sớm để xác định là bệnh nhân cảm giác hụt hơi thoáng qua. Ví dụ như cảm giác hụt hơi khi leo cầu thang, khi làm việc nhà như quét nhà, đau ngực khi hít sâu… Nếu có máy đo SpO2 lúc này, SpO2 của F0 sẽ tụt khoảng 93% đến 95%, ngồi nghỉ lại hết triệu chứng và SpO2 đo về bình thường (>96%).

Người thân có thể giúp theo dõi giai đoạn phát hiện triệu chứng chuyển nặng này là đếm nhịp thở bệnh nhân. Trong quá trình đếm, người chăm sóc không để bệnh nhân biết là mình đang đếm nhịp thở cho họ. 1 lần lồng ngực phình lên xẹp xuống là 1 nhịp thở, đếm nhịp thở bệnh nhân trong 1 phút. Nếu> 20 lần/ phút, bệnh nhân đã có dấu hiệu thiếu Oxy m.áu (dù bệnh nhân vẫn thấy mình khỏe).

Khi có các dấu hiệu sớm này, người thân và bệnh nhân F0 cần liên hệ ngay với các đường dây nóng của Trạm y tế địa phương, Tổ phản ứng nhanh của địa phương để được hướng dẫn cho thuốc điều trị tại nhà. Lúc này, F0 sẽ cần dùng đến các thuốc kháng viêm liều cao, kháng đông, hay kháng sinh phối hợp nếu có bội nhiễm vi trùng.

Việc dùng thuốc đúng thời điểm giúp giảm chuyển độ nặng và giảm biến chứng bệnh.

Tìm oxy, tập thở cho F0 lúc chờ y tế

Trong lúc chờ liên hệ được với y tế địa phương, người thân có thể hướng dẫn F0 tập thở. Cách tập như sau: Tập hít sâu một cách nhẹ nhàng từ từ rồi thở ra bằng miệng từ từ.

Khi tập thở, F0 cũng chỉ nghĩ đến hơi hít vào, thở ra, không nghĩ những vấn đề khác để cơ thể thư giãn, tập liên tục 15 phút cho mỗi lần. F0 tập như vậy ở nhiều tư thế: nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nằm nghiêng phải, nằm xấp. Ví dụ tập hít sâu thở chậm ở tư thế nằm ngửa 15 phút, sau đó nếu không mệt thì tập tiếp 15 phút ở tư thế nằm nghiêng trái, nghiêng phải, nằm xấp, nếu thấy mệt thì ngưng tập, khi nào khỏe lại tập tiếp.

Việc tập thở ở nhiều tư thế rất quan trọng vì bệnh COVID-19 gây bất tương xứng thông khí tưới m.áu giữa các vùng phế nang. Vì vậy khi tập thở ở nhiều tư thế giúp cải thiện vấn đề này và việc thông khí của bệnh nhân tốt hơn, giảm tổn thương các phế nang nhiều hơn. Việc tập thở này nên duy trì liên tục trong thời gian mắc bệnh.

Trường hợp theo dõi F0 tại nhà, thấy bệnh nhân thở nhanh trên 30 lần/phút, SpO2 tụt liên tục

ThS.Bs Hoa Vi nhấn mạnh: “Đường dây nóng của Trạm y tế địa phương, Tổ phản ứng nhanh địa phương, 115, 1055 có thể bận do quá tải, nhưng bạn nên kiên trì gọi nhiều lần. Trong lúc chờ gọi được, người nhà xử trí như hướng dẫn F0 tập thở để cải thiện tình hình” .

Bộ Y tế điều các Bệnh viện hạng đặc biệt tuyến TW xây dựng khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP Hồ Chí Minh

Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.

Sáng ngày 29/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Thành uỷ, UBND TP Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Phó Bí thư Thành uỷ Phan Văn Mãi cùng làm việc với Bộ trưởng tại điểm cầu Thành uỷ.

bo y te dieu cac benh vien hang dac biet tuyen tw xay dung khan cap 3 trung tam hoi suc tich cuc tai tp ho chi minh 28d 5921456

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi làm việc tại điểm cầu Thành uỷ TP Hồ Chí Minh.

bo y te dieu cac benh vien hang dac biet tuyen tw xay dung khan cap 3 trung tam hoi suc tich cuc tai tp ho chi minh 30e 5921456

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cùng các đồng chí trong UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ngành liên quan làm việc tại điểm cầu UBND Thành phố.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, TP Hồ Chí Minh đang gồng mình hết sức nỗ lực cho cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19. Cả đất nước đều quan tâm đến TP Hồ Chí Minh.

“Đây là trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong t.iền lệ. Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND, TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhất, nâng dần cấp độ để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch. Theo đ.ánh giá của chúng tôi Thành phố đang đi đúng hướng trong cuộc chiến phòng chống dịch”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế thiết lập 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP Hồ Chí Minh

Tại cuộc làm việc, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vấn đề cần quan tâm nhất trong phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố tại thời điểm này là làm thế nào để cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ t.ử v.ong.

“Để tiếp tục cùng TP Hồ Chí Minh phòng chống dịch COVID-19, ngoài những lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả các đồng chí lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện E, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị… của Bộ Y tế vào Thành phố để cùng chung sức thiết lập nên hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Đồng thời Bộ trưởng khẳng định: Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.

Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP Hồ Chí Minh quy mô 1.000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 (bệnh viện này đã đi vào hoạt động và đang tập trung điều trị các bệnh nhân nặng và nguy kịch), Bộ Y tế sẽ cùng với Thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng.

bo y te dieu cac benh vien hang dac biet tuyen tw xay dung khan cap 3 trung tam hoi suc tich cuc tai tp ho chi minh 7fa 5921456

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế giao các Bệnh viện tuyến TW thiết lập 3.000 giường hồi sức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Giám đốc các bệnh viện trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.

Bộ Y tế giao Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 của Bộ Y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức với quy mô 500 giường. Đồng thời, Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức về điều trị hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng.

Giám đốc Trần Bình Giang cho biết ngay chiều qua đã đưa êkip gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức vào TP Hồ Chí Minh, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực của Bệnh viện để sẵn sàng nhận nhiệm vụ của Bộ Y tế giao thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường tại TP Hồ Chí Minh.

“Cũng trong hôm qua, tôi đã yêu cầu đội ngũ làm gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức tập huấn ngay lại về chuyên môn để sẵn sàng vào TP Hồ Chí Minh là bắt tay vào việc ngay”- GS.TS Trần Bình Giang nói.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP Hồ Chí Minh với quy mô 500 giường. Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Ninh; Bắc Giang, Hải Dương… vào làm việc tại Bệnh viện hồi sức này. Ngay trong chiều nay, đoàn sẽ lên đường bay vào TP Hồ Chí Minh.

Bệnh viện TW Huế được giao nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường trên cơ sở Bệnh viện dã chiến số 13.

Ngoài ra, Giám đốc các Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Lão khoa TW, Bệnh viện E và Bệnh viện K được giao nhiệm vụ sẵn sàng chung sức thiết lập thêm một Trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.

Giám đốc các bệnh viện tuyến TW cho rằng tuỳ theo tình hình thực tế có thể điều phối nhân lực phù hợp, đồng thời đề nghị TP Hồ Chí Minh cần lên phương án cụ thể về nhân lực, để các chuyên gia về hồi sức của các bệnh viện do Bộ Y tế điều động vào cùng tập huấn chia sẻ về chuyên môn để bắt tay ngay vào công việc. Về cơ sở vật chất cũng vậy, dựa trên các điều kiện đã có của các bệnh viện thiết lập Bệnh viện hồi sức để thiết lập thêm dần dần đáp ứng công năng điều trị.

“Đội ngũ chuyên môn luôn sẵn sàng nhưng cần thiết nhất phải có trang thiết bị, hậu cần đáp ứng”- GS.TS Trần Bình Giang.

bo y te dieu cac benh vien hang dac biet tuyen tw xay dung khan cap 3 trung tam hoi suc tich cuc tai tp ho chi minh 481 5921456

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lưu ý: Thành phố cần thiêt lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các Trung tâm Hồi sức tích cực để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh cho rằng để các Trung tâm hồi sức tích cực của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hoạt động hiệu quả, Thành phố cần thiêt lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các Trung tâm Hồi sức tích cực để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó TP Hồ Chí Minh cần đảm bảo các công tác hậu cần để các Trung tâm Hồi sức tích cực hoạt động hiệu quả.

Không được phép để thiếu oxy trong công tác điều trị

Một vấn đề được quan tâm tại buổi làm việc là “đảm bảo oxy để điều trị bệnh nhân nặng”, ThS Nguyễn Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế khẳng định, nguồn cung cấp khí oxy cho điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện không thiếu. Vụ đã làm việc với các nhà cung ứng và yêu cầu phải đảm bảo sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu phòng chống dịch. Một số đơn vị sản xuất đặc thù cho biết sẽ chuyển đổi công năng để sản xuất oxy, khí nén khi cần.

“Riêng tại TP Hồ Chí Minh hiện có 10 đơn vị đang cung ứng ô xy cho Thành phố. Để thiết lập thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Vụ đã trao đổi với các nhà cung cấp và chiều hôm nay (29/7) các nhà cung cấp sẽ cùng các chuyên gia của Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương sẽ tiến hành khảo sát và lên phương án triển khai cung ứng”- Vụ trưởng Nguyễn Minh Tuấn thông tin.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Vụ Trang thiết bị và công trình y tế phải trao đổi lại lần nữa và yêu cầu các nhà cung ứng phải cung cấp đủ oxy cho tất cả các bệnh viện tuyến quận, huyện của thành phố. “Không được phép để thiếu oxy cho công tác điều trị ở Thành phố”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về vấn đề cung ứng thuốc đảm bảo cho điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường khẳng định đến nay: Việc cung ứng thuốc vấn đảm bảo phục vụ điều trị.

Đối với một số thuốc đặc thù, dịch chuyền, Cục Quản lý Dược đã thông tin, đề nghị các cơ sở điều trị rà soát lại ngay và báo cáo lại Cục Quản lý Dược để Cục điều tiết trong cả nước cho phù hợp, nhằm đảm bảo thuốc cho điều trị.

Về công tác khám chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết có 10 bệnh viện tuyến trung ương đang hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục đã yêu cầu các bệnh viện tuyến trung ương khác sẵn sàng hỗ trợ nhân lực, thiết bị cần thiết cho TP Hồ Chí Minh khi có yêu cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *