Các bác sĩ Nga đã lấy một con giun dài 12 cm ra khỏi má của một người phụ nữ sau khi người này bị muỗi đốt.
Con giun dài 12 cm được các bác sĩ lấy ra khỏi má của nữ bệnh nhân. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT
Đài RT dẫn lại thông báo của cơ quan y tế Moscow ngày 1.12 cho biết các bác sĩ đã gắp một con giun dài 12 cm ra khỏi má của một người phụ nữ sau khi người này bị muỗi đốt. Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết đây là lần đầu tiên ông gặp trường hợp này trong 10 năm làm nghề của mình.
Người phụ nữ 51 t.uổi đã đến bệnh viện ở thị trấn Lyubertsy, gần thủ đô Moscow của Nga và nói rằng bà bị sưng, ngứa ở vùng má. Qua thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có khối u lành tính và quyết định cắt bỏ.
“Sau khi gây tê cục bộ cho bệnh nhân và rạch một đường, chúng tôi tìm thấy đầu một con giun trong vết nứt”, ông Serge Grevtsev, trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt, cho biết.
Bác sĩ giải thích rằng hoạt động của con giun đã gây ra ổ viêm bên trong má của người phụ nữ, khiến bà bị ngứa.
“Chúng tôi lấy ổ viêm ra khỏi má bệnh nhân và lôi ra một con giun dài 12cm”, ông Grevtsev nói và cho biết thêm rằng đây là ca bệnh đầu tiên kiểu này mà ông gặp phải trong suốt một thập niên làm phẫu thuật.
Con giun trên đã chui vào má của người phụ nữ sau khi bà bị một con muỗi nhiễm giun sán đốt. Cơ quan Y tế Moscow cho biết trong một thông cáo báo chí rằng thú cưng cũng có thể mang mầm bệnh này.
Lý do một số người thành nam châm hút muỗi
LMột nghiên cứu mới chỉ ra rằng một số người thực sự là “nam châm hút muỗi”, khi cơ thể họ sản sinh ra các chất liên quan tới mùi mà muỗi cảm thấy hấp dẫn.
Nghiên cứu mới chỉ ra nhiều người hay bị muỗi đốt là do mùi trên da của họ. Ảnh: Oregon State University/flickr.
Các nhà nghiên cứu phát hiện những người hay bị muỗi đốt sản sinh rất nhiều chất hóa học nhất định trên da gắn với mùi. Và những con muỗi sẽ “trung thành” với mùi mà chúng ưa thích trong thời gian dài, AP đưa tin hôm 19/10.
“Nếu bạn có hàm lượng chất này cao trên da, bạn sẽ là người bị muỗi cắn trong suốt chuyến dã ngoại”, Leslie Vosshall – tác giả của nghiên cứu, nhà sinh vật học thần kinh tại Đại học Rockefeller ở New York – cho biết.
Một tác giả khác của nghiên cứu là Maria Elena De Obaldia giải thích các nhà nghiên cứu đã thiết kế thử nghiệm để phân chia mùi hương của mọi người. Kết quả thí nghiệm cho thấy người bị muỗi cắn nhiều nhất hấp dẫn loài này gấp 100 lần so với người ít bị đốt nhất.
Các nhà nghiên cứu tìm ra yếu tố chung: “Nam châm hút muỗi” có hàm lượng axit cao nhất định trên da. Đây là một phần lớp dưỡng ẩm tự nhiên của da và mỗi người sản sinh ra lượng khác nhau, bà Vosshall nói. Các vi khuẩn lành mạnh sống trên da sẽ ăn các axit này và tạo ra mùi trên da chúng ta, bà nói thêm.
Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ ra dù có chỉnh sửa gene của muỗi để làm hỏng khứu giác của chúng, loài này vẫn tìm đến “nam châm hút muỗi”.
“Muỗi rất kiên trì. Chúng có rất nhiều ‘kế hoạch dự phòng’ để tìm thấy và cắn chúng ta”, bà Vosshall nói.
Thí nghiệm sử dụng muỗi Aedes aegypti gây các bệnh như sốt vàng da, Zika và sốt xuất huyết. Bà Vosshall cho rằng các loài khác có khả năng sẽ ra kết quả tương tự, nhưng cần thêm nghiên cứu để xác nhận chính xác.
Phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Cell hôm 18/10.