Tôi bị sốt cao lúc nóng, lúc lạnh vật vã suốt đêm sau tiêm vắc xin Covid-19, đi ngoài 2 lần. Nghĩ lại cảm giác vật vã đó, tôi rất sợ.
Tôi có nên tiêm nhắc lại mũi 2 không?
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời:
Bạn nên tiêm vắc xin, vì những phản ứng kể trên chỉ là những phản ứng thông thường. Sau tiêm vắc xin nếu có biểu hiện sốt nên uống thuốc hạ sốt paracetamol theo cân nặng, uống nhiều nước. Tiêm vắc xin kết hợp 5K sẽ bảo vệ tốt bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Người Việt vào top 4 chiều cao Đông Nam Á
- Đau ngực, hồi hộp, tim đ.ập nhanh hậu Covid
- Cây trường sinh thảo là cây gì? Từ A đến Z về cây trường sinh thảo không phải ai cũng biết
Sau tiêm vắc xin Covid-19 mũi một, mọi người nên tiêm lại mũi 2 theo đúng lịch hẹn để tăng hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Hơn nữa, nếu chỉ tiêm một mũi, hiệu quả bảo vệ không đạt như mong muốn. Sau tiêm mũi một, bạn cần tiêm nhắc lại mũi 2 theo đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất để tăng hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc xin.
Cũng cần lưu ý, sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19, nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây (dù rất hiếm gặp), hãy liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng các bệnh viện:
– Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.
– Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc c.hảy m.áu, xuất huyết dưới da.
– Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.
– Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật.
– Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đ.ánh trống ngực kéo dài, ngất.
– Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.
– Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.
– Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Còn các biểu hiện sốt cao, nóng lạnh, đau cơ… sau tiêm là hoàn toàn bình thường.
Xông lá, xông tinh dầu có điều trị được Covid-19?
Theo BS Khanh, xông là phương pháp để giải cảm, ấm đường hô hấp nhưng không thể chữa khỏi bệnh Covid-19.
Đặc biệt những người đang sốt cao, không được xông.
Trước thắc mắc của một số người dân về việc có nên dùng các phương pháp như xông (xông lá, xông tinh dầu) để trị Covid-19, BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết, trước đây, người ta thường dùng biện pháp này để trị cảm cúm. Xông là một phương pháp làm sạch, làm ấm đường hô hấp để giải cảm.
“Tất cả biện pháp xông đều giống như ông bà ngày xưa, chúng ta cũng sử dụng được nhưng chỉ để giải cảm, ấm đường hô hấp nhưng không thể chữa khỏi bệnh Covid-19. Lưu ý những người đang sốt cao thì không xông”, bác sĩ này nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng tư vấn F0, F1 cách ly tại nên dự trữ các loại thuốc tại nhà như thuốc ho, sốt, tiêu chảy… Riêng kháng sinh, bạn phải hết sức cẩn thận, phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
Ngoài dự trữ thuốc, theo BS Khanh, nếu bạn là F0 không triệu chứng đang ở trong khu cách ly nên thực hiện các lưu ý sau:
1. Uống nhiều nước, uống đủ nước, uống đều trong ngày. Mang khẩu trang nhiều nhất có thể.
2. F0 phải giữ sự bình tĩnh, tinh thần thoải mái, cố gắng nghỉ ngơi và vận động, tránh nằm nhiều.
3. Luôn giữ vệ sinh và dọn dẹp vệ sinh phòng, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.
4. Báo nhân viên y tế khi có triệu chứng.
Trường hợp nếu bạn là F0 nhưng chưa được chuyển đến khu cách ly, F0 nên bình tĩnh chờ, thực hiện các khuyến cáo giống như trong khu cách ly. Phải giữ khoảng cách trên 2m và luôn mang khẩu trang, tấm che giọt b.ắn vì có thể bạn sẽ lây thêm cho thành viên khác trong gia đình.