Bệnh nhân 46 t.uổi, uống một chai cồn sát khuẩn khoảng 500 ml, dẫn đến ngộ độc methanol, biểu hiện co giật, kích thích vật vã.
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy, ngày 9/8 thông tin, bệnh nhân có t.iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường 10 năm, thường xuyên sử dụng cồn công nghiệp sát khuẩn tại vị trí tiêm insulin. Theo thông tin từ gia đình, vài ngày trước, bệnh nhân uống một chai cồn sát khuẩn khoảng 500 ml, sau đó rơi vào lơ mơ, vã mồ hôi, thở nhanh, kích thích, co giật. Gia đình lập tức đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy.
Kết quả xét nghiệm khí m.áu có tình trạng toan chuyển hóa nặng, tăng kali m.áu, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não bộ hiển thị tổn thương đối xứng nhân bèo điển hình ở người bị ngộ độc methanol.
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn chuyên Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, chẩn đoán toan chuyển hóa nặng, hôn mê, theo dõi ngộ độc methanol trên nền bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.
Bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, kiểm soát đường huyết, lọc m.áu cấp cứu. Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân thoát nguy kịch, ý thức cải thiện, được rút ống nội khí quản. Tuy nhiên 36 giờ tiếp theo, bệnh nhân bị xuất huyết não trong ổ tổn thương, rơi vào trạng thái thực vật. Đây là một trong những biến chứng đáng tiếc do ngộ độc methanol.
Bài Viết Liên Quan
- Tinh bột nghệ cực tốt cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng đại kỵ với 4 nhóm người này
- Thủ phạm khiến phụ nữ bị đau bụng trong ngày ‘đèn đỏ’
- Gan và thận sợ nhất 3 thực phẩm quen thuộc này, giới chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo nhưng đáng tiếc là trong mâm cơm nhà bạn thường có đủ
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho biết methanol là cồn công nghiệp có độc tính rất cao. Methanol dung nạp trong cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và formic acid, gây toan chuyển hóa m.áu, tổn thương đa cơ quan như não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, gan, thận…
Người ngộ độc methanol sẽ có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ý thức lơ mơ, mù hoặc mù vĩnh viễn, hôn mê sâu, suy đa tạng (suy thận, suy gan…), thậm chí t.ử v.ong nếu không được cấp cứu, điều trị giải độc kịp thời.
Người bệnh ngộ độc methanol thường phát hiện muộn, điều trị lâu dài, khó khăn, dễ gặp biến chứng hoặc nhiều di chứng không hồi phục.
Ngoài thị trường, methanol có trong các sản phẩm như dung dịch sản xuất sơn, dung dịch tẩy rửa, như dung dịch lau rửa máy copy, rửa cửa kính ô tô, dung môi làm sạch gỗ, chất chống đông lạnh… Không ít ca ngộ độc methanol được cấp cứu tại các bệnh viện do người bệnh sử dụng rượu lậu chứa chất methanol, sử dụng hoặc uống phải cồn y tế (ethanol) bị làm giả với thành phần cồn công nghiệp methanol.
Bác sĩ khuyến cáo methanol không được sử dụng làm chất sát trùng vì sẽ hấp thu qua da, gây ngộ độc và không đảm bảo hiệu quả sát trùng. Người dân nên mua các sản phẩm cồn y tế sát khuẩn tại các địa chỉ cung cấp thuốc, cơ sở y tế uy tín. Hạn chế sử dụng rượu bia, không mua bán, sử dụng các sản phẩm rượu lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cẩn trọng khi bảo quản, sử dụng các loại hóa chất, dung dịch có thành phần methanol.
Ngay khi phát hiện người bị ngộ độc methanol cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để giải độc kịp thời, tránh các biến chứng, di chứng nguy hiểm.
Ngộ độc rượu xử lý thế nào cho đúng?
Khi bị ngộ độc rượu bạn cần có phương án xử lý đúng nếu không sẽ gây nên tình trạng nguy hiểm.
Ngộ độc rượu
Ảnh minh họa.
Rượu là một dạng ethanol (cồn ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Rượu mang lại cho người uống cảm giác hưng phấn, gây ra giảm khả năng ức chế, rối loạn hành vi. Khi uống rượu, con người sẽ giảm khả năng kiềm chế, các phản xạ liên quan đến mắt và tai đều giảm rõ rệt, đồng thời gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Ngộ độc rượu ethyl thường là do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như với nồng độ rượu từ 80-100mg rượu trong 100ml m.áu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.
Ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là t.ử v.ong. Vì vậy, nhằm tránh ngộ độc rượu và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu.
Cách xử trí khi ngộ độc rượu
ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, khi ngộ độc rượu thông thường, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu như mặt tái lạnh, ôn ọe nhiều, đi không vững.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo (có thể nói được), nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi và giữ ấm cẩn thận. Sau đó, cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa tinh bột như cơm, bún, miến phở, cháo và nước đường hoặc sữa có đường.
Việc này giúp bổ sung dinh dưỡng sau nôn, tránh hạ đường huyết. Cần để ý, theo dõi người bệnh cho tới khi các triệu chứng đỡ hẳn. Không được để bệnh nhân tự di chuyển, kể cả đi bộ.
Trong trường hợp người bệnh không thể ăn hoặc có tình trạng nặng hơn như da lạnh tái, run rẩy, co giật, thở khò khè, … cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Với ngộ độc methanol, bác sĩ Nguyên cho biết các triệu chứng khi phát tác đã rất nặng. Bởi vậy, nếu xuất hiện dấu hiệu như đã nêu, “không còn cách nào khác” là ngay lập tức chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.
Những người uống rượu cùng bệnh nhân ngộ độc methanol cũng cần tới bệnh viện kiểm tra ngay dù chưa có biểu hiện đặc biệt.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân tốt nhất nên hạn chế uống rượu. Uống ít nhất có thể, giảm cả về số lần uống và số lượng rượu uống. Nếu muốn sử dụng rượu, nên uống sau giờ làm việc, không điều khiển phương tiện giao thông sau uống.
Đặc biệt, những người trẻ t.uổi, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, người mắc bệnh tim mạch, bệnh về hô hấp không nên sử dụng rượu bia vì rất dễ gặp hệ lụy xấu về sức khỏe.
Loại rượu chọn uống tốt nhất nên là rượu tự nấu hoặc mua ở những nơi có đăng ký kinh doanh, những đại lý siêu thị chính thống , có quản lý mã hàng, nhãn hàng. Không nên ham rẻ mà chọn mua rượu trôi nổi, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
Để giảm các ca ngộ độc methanol do mua cồn y tế về tự pha rượu, theo bác sĩ Nguyên, cần tăng cường quản lý hóa chất cồn công nghiệp methanol, không để loại hóa chất này có cơ hội “tuồn” ra ngoài hoặc xuất hiện từ nguồn nhập lậu, vào tay những người làm ăn không chân chính.