Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân Covid-19 có suy hô hấp phải thở ôxy nhưng chưa phải thở máy xâm nhập, ECMO; ưu tiên nhóm nguy cơ cao như người trên 65 t.uổi, có bệnh nền, béo phì;
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời về sử dụng thuốc Remdesivir 100mg (5mg/ml) theo hướng dẫn của FDA Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA).
Theo đó, thuốc được chỉ định cho người bệnh Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh. Thuốc nên được sử dụng phối hợp với Dexamethasone.
Bài Viết Liên Quan
- Ăn củ sắn đúng cách cần chú ý gì để đạt lợi ích cho sức khỏe?
- Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Có cần test dị ứng trước tiêm phòng?
- Người mắc bệnh gan cần lưu ý giữa mùa dịch ?
Remdesivir là một loại thuốc kháng virus
Các cơ sở y tế ưu tiên sử dụng thuốc cho nhóm nguy cơ cao: người trên 65 t.uổi, người có bệnh nền, béo phì (BMI>25); không bắt đầu sử dụng cho bệnh nhân cần thở máy xâm nhập, ECMO. Đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng cho đủ liệu trình.
Thuốc được dùng cho cả người lớn và t.rẻ e.m, dựa theo t.uổi và cân nặng.
Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có dữ liệu đầy đủ; không khuyến cáo sử dụng trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý với nhóm người suy giảm chức năng thận, không truyền Remdesivir cùng lúc với các thuốc khác.
Thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như:
– Các phản ứng do quá mẫn: Tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chảy mồ hôi, rùng mình. Các đơn vị nên lựa chọn truyền chậm trong 120 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn.
– Có thể gây chậm nhịp xoang.
– Tăng enzyme gan ALT: ngừng dùng Remdesivir khi ALT tăng> 10 lần so với trước sử dụng, hoặc tăng ALT đi kèm các biểu hiện của tổn thương chức năng gan trên lâm sàng, cận lâm sàng (thời gian Prothrombin kéo dài).
Trong hướng dẫn này, Bộ Y cũng quy định các bệnh viện chỉ được sử dụng thuốc sau khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Đồng thời, thực hiện theo dõi, đ.ánh giá hiệu quả điều trị và an toàn của thuốc.
Các chuyên gia nhấn mạnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh Covid-19. Remdesivir là thuốc kháng virus hỗ trợ giống như Tamiflu trong điều trị cúm giúp giảm thời gian điều trị.
Đây là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, thuốc truyền vì thế người dân không nên đổ xô đi săn lùng tích trữ, tự ý sử dụng. Việc dùng đại trà, dùng không đúng chỉ định còn nguy hiểm hơn là không dùng. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng cho những ca nặng, đáng phải dùng thì mới sử dụng.
Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao?
Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.
Chiều 6/8, Cục Quản lý khám chữa bệnh họp trực tuyến với các thành viên Hội đồng chuyên môn khắp cả nước về cập nhật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Sau khi xem xét kỹ các khía cạnh về chất lượng, hiệu quả, Hội đồng chuyên môn thống nhất bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19.
Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).
Ngày 8/8, Bộ Y tế phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Toàn bộ lô thuốc vừa về TPHCM và các lô tiếp theo sẽ được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 của TPHCM và các tỉnh phía Nam nhằm sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở nơi đang có nhiều bệnh nhân nặng. Nếu tình huống các tỉnh khác cần sẽ điều chỉnh sau.
Để hiểu rõ hơn về giá trị của thuốc Remdesivir cũng như các loại thuốc kháng virus trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Dân trí đã có cuộc phỏng vấn với BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Thuốc Remdesivir ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2
Trong điều trị bệnh nhân Covid-19 từ trước đến nay, các bác sĩ thường sử dụng những loại thuốc nào và công dụng của chúng là gì, thưa ông?
Trong cơ chế bệnh sinh của nhiễm SARS-CoV-2, chúng ta có thể chia làm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, tăng dần theo mức độ nghiêm trọng bao gồm:
Giai đoạn I: Giai đoạn virus xâm nhập và nhân lên trong cơ thể. Trong giai đoạn này các triệu chứng của n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên chiếm ưu thế.
Giai đoạn II: Là giai đoạn viêm không đặc hiệu, với các tác động của virus tại phổi.
Giai đoạn III: Là giai đoạn đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể, dẫn đến suy hô hấp cấp tính (ARDS), n.hiễm t.rùng huyết và suy đa cơ quan.
BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Ở mỗi giai đoạn bệnh, chúng ta sẽ có thuốc điều trị bệnh khác nhau. Nếu ở giai đoạn I chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng các thuốc kháng virus, thì đến giai đoạn II, III sẽ sử dụng các thuốc điều trị các hậu quả của virus xâm nhập vào cơ thể như chống đông m.áu, các thuốc điều hòa miễn dịch như corticoid, hay các thuốc ức chế IL-6 như tocilizumab…
Bộ Y tế đã bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19. 10.000 lọ Remdesivir cũng vừa được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Xin ông cho biết, thuốc Remdesivir có công dụng như thế nào với bệnh nhân Covid-19 và thường được sử dụng trong trường hợp nào?
Remdesivir là một thuốc kháng virus dạng tiêm truyền. Thuốc Remdesivir hoạt động bằng cách ức chế enzym RNA-dependent RNA polymerase (RdRp), là enzym cực kỳ quan trọng giúp virus SARS-CoV-2 tiếp tục nhân đôi mã gen. Khi enzym này bị khóa lại sẽ khiến virus không thể tiếp tục nhân lên.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).
Theo cơ chế hoạt động thì điều trị bằng Remdesivir là hữu ích trong giai đoạn đầu của nhiễm SARS-Cov-2. Thuốc hiện tại đã được cấp phép có điều kiện lưu hành ở Mỹ và các quốc gia châu Âu để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 12 t.uổi trở lên, cân nặng lớn hơn 40kg.
Tuy nhiên, theo 2 nghiên cứu công bố mới nhất hiện nay, việc sử dụng Remdesivir nên được chỉ định cho những bệnh nhân Covid-19 nặng có giảm SpO2 94% và những bệnh nhân cần thở máy, ECMO (nhưng không nên bắt đầu thường quy ở nhóm bệnh nhân thở máy).
Không nên sử dụng Remdesivir cho những bệnh nhân có chức năng thận kém (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút) và những bệnh nhân có men gan alanine aminotransferase (ALT) cao gấp 5 lần giới hạn trên bình thường và những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm với thuốc, đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi điều trị với Remdesivir.
Remdesivir có thể ngăn bệnh nhân tiến triển nặng, tránh quá tải y tế
Bác sĩ có thể phân tích rõ hơn về hiệu quả của loại thuốc này với các bệnh nhân Covid-19 nặng?
Theo các nghiên cứu công bố mới nhất về Remdesivir ở những bệnh nhân nặng, thuốc có tác dụng làm giảm thời gian cải thiện bệnh. Thuốc Remdesivir được coi là một trong các thuốc kháng virus hiệu quả được biết đến hiện nay, mặc dù tác dụng không thực sự quá tốt như kỳ vọng.
Remdesivir cải thiện điều trị đối với nhóm bệnh nhân nặng, giảm được nguy cơ nhóm bệnh nhân này tiến triển nặng hơn (Ảnh minh họa).
Là người trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 từ khi dịch bùng phát đến nay, bác sĩ cho rằng lợi ích lớn nhất khi chúng ta bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào điều trị là gì?
Theo tôi, lợi ích lớn nhất đối với việc sử dụng Remdesivir đối với bệnh nhân Covid-19 là cải thiện điều trị đối với nhóm bệnh nhân nặng, giảm được nguy cơ nhóm bệnh nhân này tiến triển nặng hơn, giảm các can thiệp thở máy, ECMO trong bối cảnh bệnh dịch đang hoành hành, từ đó giảm quá tải y tế. Lợi ích giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở nhóm bệnh nhân nguy kịch thì chúng ta cần thêm thời gian nữa để chứng minh.
Người dân không tự ý sử dụng Remdesivir tại nhà
Bên cạnh Remdesivir, có những loại thuốc kháng virus nào cũng đang được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19?
Trước đây, khi dịch bệnh mới xuất hiện, chúng ta đã từng đưa vào điều trị với các thuốc kháng virus như lopiravir/ritonavir, hydroxychloroquin, azithromycin, Interferon -1a. Tuy nhiên, theo thời gian khi sử dụng trên bệnh nhân cũng như các kết quả thử nghiệm lớn gần đây đều cho thấy không có tác dụng trên bệnh Covid-19. Vì vậy, hiện tại chúng ta không khuyến cáo sử dụng các thuốc này nữa ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc điều trị virus gần đây vẫn còn sử dụng như ivermectin hay favipiravir hiệu quả điều trị thực sự chưa rõ ràng.
Các thuốc kháng thể đơn dòng, đặc biệt là báo cáo gần nhất đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine (NEJM) về tác dụng của REGEN-COV2 (casirivimab và imdevimab) hứa hẹn một lựa chọn thuốc điều trị virus tốt cho những bệnh nhân Covid-19 có yếu tố nguy cơ cao. Tuy vậy, công nghệ sản xuất phức tạp, giá thành cao là một trong những rào cản lớn để bệnh nhân có thể tiếp cận được.
Cần nhấn mạnh rằng, cho đến hiện tại, Remdesivir vẫn là một thuốc kháng virus có tác dụng rõ rệt về cải thiện, giảm thời gian để hồi phục ở nhóm bệnh nhân nặng và được các hiệp hội y khoa lớn trên thế giới sử dụng.
Tuy nhiên các chứng cứ về việc điều trị Remdesivir cho cải thiện tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân Covid-19 là thấp và không đồng nhất trong các nghiên cứu nên cho đến hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đưa khuyến cáo điều trị Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19. Vì vậy chúng ta sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng hiệu quả của Remdesivir khi được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam.
Đây là thuốc kháng virus dạng tiêm truyền, cần chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh nhân vì thế người dân không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà.