Sự lây lan của các biến thể nCoV đang đặt câu hỏi về việc tiêm mũi vaccine Covid-19 nhắc lại, giúp tăng khả năng miễn dịch chống virus.
Dưới đây là giải đáp của William Petri, chuyên gia vi sinh và bệnh truyền nhiễm từ Đại học Virginia, Mỹ, về một số vấn đề phổ biến của việc tiêm nhắc lại.
Tiêm nhắc lại là gì?
Tiêm nhắc lại là tiêm một liều vaccine bổ sung (booster) để duy trì hiệu lực bảo vệ của vaccine vì khả năng miễn dịch có thể suy yếu theo thời gian. Ví dụ, bạn cần tiêm nhắc lại hàng năm đối với vaccine cúm và 10 năm một lần đối với vaccine bạch hầu và uốn ván.
Vaccine bổ sung thường cùng loại với vaccine được tiêm ban đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể được sửa đổi để tăng khả năng chống lại các biến thể virus mới. Vaccine ngừa cúm theo mùa cần được tiêm nhắc lại hàng năm vì virus cúm thay đổi rất nhanh.
Mũi vaccine Covid-19 bổ sung có cần thiết?
Kể từ tháng 8, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm nhắc lại cho những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Chiến dịch tiêm liều vaccine tăng cường đang được tiến hành ở Nga và Israel cho những người trên 60 t.uổi. Trước đó, Pháp thực hiện điều này từ tháng 4, Đức và Hungary gần đây có động thái tương tự.
Tại sao chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại cho tất cả mọi người?
Dù khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra có thể không kéo dài mãi, hiện vẫn chưa rõ khi nào cần tiêm nhắc lại.
Tuy nhiên, các loại vaccine Covid-19 được cấp phép tại Mỹ đều tạo ra trí nhớ miễn dịch mạnh mẽ. Vaccine dạy các tế bào ghi nhớ B của hệ miễn dịch tạo ra kháng thể khi bạn tiếp xúc với virus. Các nhà nghiên cứu phát hiện lượng tế bào ghi nhớ B trong các hạch bạch huyết vẫn ở mức cao trong ít nhất 12 tuần sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech.
Các nghiên cứu cũng cho thấy vaccine hiện hành có thể chống lại các chủng nCoV mới. Vaccine Johnson & Johnson có hiệu quả ngăn ngừa biến thể Beta là 73% sau 14 ngày và 82% sau 28 ngày. Một nghiên cứu khác cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả 88% đối với biến thể Delta.
Yếu tố khác góp phần vào miễn dịch lâu dài là các nguyên bào plasma (plasmablast) trong tủy xương. Các tế bào này liên tục tạo ra kháng thể và không cần vaccine bổ sung để duy trì hoạt động của chúng. May mắn thay, nguyên bào plasma được phát hiện trong tủy xương của người được tiêm vaccine Covid-19 trong tối đa 11 tháng.
Bài Viết Liên Quan
- Cứ nhắm mắt đi ngủ lại thấy có những biểu hiện này thì chứng tỏ gan suy yếu trầm trọng, cần nhanh chóng đi khám
- Nạn nhân bị tấn công t.ình d.ục có nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ
- TPHCM có đang quá tải hệ thống điều trị Covid-19?
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine Pfizer tại điểm tiêm chủng ở Los Angeles, bang California, Mỹ hôm 11/8. Ảnh: AFP
Cách để biết bản thân cần tiêm nhắc lại
Bạn có thể phải chờ đến khi có một đợt dịch bùng phát ở những người đã tiêm ngừa. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách tốt nhất để đo khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra.
Một yếu tố giúp thực hiện phép đo là một số kháng thể nhất định được tạo ra sau khi tiêm vaccine, bao gồm kháng thể chống protein gai – loại protein giúp nCoV xâm nhập vào tế bào. Hiện nay, FDA không khuyến nghị xét nghiệm kháng thể để đ.ánh giá khả năng miễn dịch, tránh trường hợp người đã tiêm phòng chủ quan trong phòng ngừa virus.
Yếu tố khác có thể xét đến là tình trạng mắc Covid-19 ở người lớn t.uổi đã tiêm chủng. Những người trên 80 t.uổi tạo ra lượng kháng thể thấp hơn sau khi tiêm chủng. Vì vậy, khả năng miễn dịch của họ có thể suy yếu sớm hơn dân số nói chung. Người cao t.uổi cũng rất có thể là nhóm nhạy cảm nhất với các biến thể virus với khả năng tránh được hàng rào bảo vệ của vaccine.
Đối tượng nên tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của FDA và CDC
Một số người bị suy giảm miễn dịch có thể cần tiêm một mũi bổ sung. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Immunology ngày 15/6, 39 trong số 40 người ghép thận và một phần ba số bệnh nhân lọc m.áu không tạo được kháng thể sau khi tiêm chủng.
Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Annals of Medicine ngày 25/5 cũng không phát hiện kháng thể ở 20 bệnh nhân bị bệnh thấp khớp hoặc bệnh cơ xương khớp, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Cả hai nghiên cứu đều được thực hiện sau khi bệnh nhân tiêm đủ liều vaccine.
Hiện CDC khuyến cáo những đối tượng sau nên cân nhắc tiêm nhắc lại:
– Người đang điều trị ung thư tích cực
– Người đã được cấy ghép tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
– Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát mức độ vừa hoặc nặng
– Người nhiễm HIV giai đoạn nặng hoặc chưa được điều trị
– Người dùng corticosteroid liều cao và các thuốc ức chế miễn dịch khác
Lợi ích của việc tiêm liều bổ sung trong những trường hợp trên đã được chứng minh. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Medicine ngày 15/6, một phần ba số bệnh nhân cấy ghép nội tạng rắn không đáp ứng với hai liều vaccine Pfizer hoặc Moderna. Tuy nhiên, họ bắt đầu phát triển kháng thể nhờ liều thứ ba.
Có bắt buộc tiêm nhắc lại bằng loại vaccine giống lần tiêm trước?
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Oxford, đăng ngày 25/6, vaccine mRNA như Pfizer và Moderna có thể được tiêm phối hợp với vaccine sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) như AstraZeneca và cho hiệu quả tương đương.
Biến chủng mới khiến các nước thay đổi cách ly Covid-19
Khi xuất hiện nhiều biến thể nCoV dễ lây lan hơn, các nước như Trung Quốc và Australia nhận thấy việc cách ly tại khách sạn không còn phù hợp.
Hồi đầu tháng 5, hai người cách ly trong hai phòng khách sạn liền kề ở thành phố Adelaide, Australia đã mở cửa cách nhau vài giây để lấy bữa ăn. Giới chức y tế tin rằng chỉ khoảnh khắc thoáng qua đó đã đủ để virus truyền từ một người đàn ông này sang một người khác qua không khí.
Người đàn ông được cho là nhiễm nCoV tại khách sạn sau đó đến Melbourne, dẫn đến bùng phát dịch bệnh và đóng cửa thành phố lớn thứ hai Australia.
Khách sạn được sử dụng để cách ly ở Australia. Ảnh: EPA .
Những trường hợp như vậy và sự lây lan của các chủng nCoV mới có khả năng lây nhiễm cao đang khiến các quan chức ở một số quốc gia phải suy nghĩ lại liệu khách sạn có phải là nơi tốt nhất để cách ly người nhập cảnh hay không, ngay cả khi Mỹ và châu Âu đang cân nhắc nới lỏng các hạn chế đi lại khi số người tiêm vaccine tăng lên.
Australia và Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập các trung tâm cách ly mới được thiết kế đặc biệt mà các chuyên gia y tế công cộng cho rằng sẽ ngăn chặn virus lây lan hiệu quả hơn. Những nước khác như New Zealand cũng đang xem xét biện pháp tương tự.
Cả ba quốc gia đều đã sử dụng biện pháp cách ly tại khách sạn và đã giữ được số ca nhiễm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, biến thể mới có khả năng lây lay mạnh đến mức các chuyên gia y tế lo lắng virus có thể phát tán dễ dàng hơn và đòi hỏi siết chặt các biện pháp hạn chế để kiểm soát, đặc biệt là ở những nơi chương trình tiêm chủng còn diễn ra tương đối chậm như Australia và New Zealand. Australia đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 9% dân số còn New Zealand khoảng 10%. Tính đến 10/6, 16% dân số Trung Quốc đã tiêm phòng đầy đủ và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo nước này đã tiêm thêm nửa tỷ liều kể từ đó.
“Cuối cùng thì chúng ta đều hiểu ra virus vẫn sẽ lây lan trong một thời gian dài. Các biến thể mới có khả năng lây lan cao có thể khiến hệ thống cách ly kiểu khách sạn khó hoạt động an toàn “, Amanda Kvalsvig, nhà dịch tễ học tại Đại học Otago ở Wellington, New Zealand, cho biết. “Thách thức ngăn chặn lây truyền trong môi trường khách sạn khiến cả nhân viên và khách có nguy cơ lây nhiễm”.
Australia, có dân số 25,8 triệu người, đã ghi nhận khoảng 31.000 ca nhiễm nCoV và Trung Quốc, với khoảng 1,44 tỷ người, đã ghi nhận khoảng 104.000 ca. Hai nước đều ghi nhận thêm chưa đến 1.000 ca trong tháng qua. Một số quan chức địa phương ở Australia cho biết họ muốn giữ ca mới ở mức gần 0 ít nhất cho đến khi nhiều người dân được tiêm chủng.
Giới chức y tế Australia nói rằng biến thể lây lan tại khách sạn Adelaide hồi tháng 5 là Kappa, xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào năm ngoái. Một số chuyên gia tin rằng Kappa dễ lây lây lan hơn phiên bản virus trước đó. Người đàn ông nhiễm nCoV tại khách sạn đã không có kết quả dương tính cho đến một tuần sau khi anh ta rời đi do thời gian ủ bệnh của virus, dẫn đến bùng dịch ở Melbourne.
Biến thể Delta có khả năng lây lan cao đã thoát khỏi các khách sạn cách ly ở những nơi khác tại Australia. Giới chức cho biết một công nhân mỏ đã nhiễm nCoV tại một khách sạn ở bang Queensland và sau đó đến khu mỏ nơi anh làm việc ở Lãnh thổ Bắc Australia, làm bùng dịch ở đây. Tại Melbourne, giới chức tin rằng một ổ dịch biến chủng Delta gần đây bắt nguồn từ một người ở trong khách sạn cách ly, nhưng ổ dịch không lây lan rộng rãi vì thành phố đã bị đóng cửa do đợt bùng phát Kappa trước đó.
Vấn đề của các khách sạn là luồng không khí. Điều kiện lý tưởng nhất là tất cả phòng là phòng áp suất âm, nghĩa là không khí chảy từ hành lang vào phòng chứ không thoát theo chiều ngược lại, Kate Cole, chủ tịch Viện Vệ sinh Tác nghiệp Australia, cho biết. Nhưng trong một số tòa nhà, không khí có thể tràn từ phòng ra hành lang, khiến nhân viên trong hành lang nhiễm nCoV nếu một người trong phòng mang virus.
“Chúng ta không muốn phòng áp suất dương, tức là không khí từ phòng khách thoát ra hành lang và có thể di chuyển đến các khu vực khác”, Cole nói.
Bộ lọc không khí, đồ bảo hộ cá nhân cho nhân viên khách sạn và việc bố trí phòng trống ở giữa các phòng chứa khách có thể giảm rủi ro. Nhưng thiết kế tốt hơn là cấu trúc kiểu cabin , nơi mỗi phòng có nguồn cung cấp không khí riêng và mở ra lối đi ngoài trời, không phải hành lang kín.
Cơ sở cách ly theo kiểu cabin tại Australia. Ảnh: Shutterstock .
Australia có một cơ sở như vậy ở Lãnh thổ Bắc Australia, nơi ban đầu được xây dựng để làm nơi ở của các công nhân khai thác khí đốt tự nhiên và đang được sử dụng để cách ly. Các quan chức Australia cho biết họ sẽ mở rộng công suất đón người nhập cảnh từ 850 lên 2.000. Chính phủ Australia cũng thông báo họ sẽ xây dựng một cơ sở tương tự ở vùng ngoại ô phía bắc Melbourne, có thể mở cửa vào cuối năm nay. Họ cũng lên kế hoạch thiết lập các cơ sở ở các bang Queensland và Tây Australia.
Giai đoạn 500 giường đầu tiên của cơ sở gần Melbourne ước tính trị giá khoảng 150 triệu USD. Nhưng khoản đầu tư có thể “đáng đồng t.iền bát gạo”. Các nhà kinh tế ước tính rằng các đợt đóng cửa tại các thành phố lớn của Australia khiến nền kinh tế tiêu tốn hàng trăm triệu USD mỗi tuần. Các cơ sở này cũng có thể được sử dụng lâu dài với mục đích khác, như nhà ở khẩn cấp khi có thiên tai.
Cặp vợ chồng người Australia Neil và Karen Chappell bắt đầu cách ly tại một khách sạn ở Brisbane vào tuần trước sau khi trở về từ Thái Lan, nơi Chappell làm trưởng chi nhánh khu vực của một công ty phụ tùng ô tô. Ông cho biết ông sẽ cảm thấy an toàn hơn nếu được cách ly tại cơ sở được thiết kế đặc biệt, vì lo ngại về hệ thống thông gió và virus lây truyền qua đường không khí.
“Tôi sợ nhất là tôi có thể chỉ ngồi trong phòng thôi nhưng cũng nhiễm nCoV”, Chappell nói.
Trung Quốc cũng đang sử dụng các khách sạn để cách ly người nhập cảnh, nhưng Chung Nam Sơn, một trong những nhà dịch tễ học hàng đầu của đất nước, gần đây cho biết những khách sạn này không còn phù hợp để đối phó biến thể Delta. Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng các cơ sở kiểm dịch lớn ở hai thành phố phía nam nhằm đối phó với mối đe dọa từ Delta.
Trung tâm đầu tiên sẽ có diện tích 250.000 m2, cung cấp phòng cho 5.000 khách và 2.000 giường khác cho nhân viên hậu cần. Nó dự kiến mở cửa vào tháng 9.
Trung tâm mới sẽ tự động hóa hơn để giảm yêu cầu nhân viên đo thân nhiệt, cung cấp bữa ăn và thu gom chất thải y tế. Các quan chức y tế công cộng địa phương cũng cho biết họ muốn xây dựng một cơ sở cách ly cách xa các khu dân cư và có thể đảm bảo cách ly nghiêm ngặt từng bệnh nhân hoặc khách với nhau.
Một số bác sĩ đã kêu gọi chính quyền Australia đẩy nhanh xây dựng các cơ sở cách ly đặc biệt. Họ nói rằng phải mất một khoảng thời gian giới chức mới đ.ánh giá đầy đủ rằng nCoV có thể lây lan qua các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, chứ không chỉ là các giọt hô hấp lớn thường rơi xuống đất nhanh hơn và không di chuyển xa. Họ nói rằng yếu tố lây lan qua không khí làm cho vấn đề thông gió trở nên quan trọng hơn.
Để giảm bớt áp lực đối với hệ thống cách ly, chính phủ gần đây cũng quyết định giảm lượng khách thương mại và thử nghiệm cho phép một số người đã tiêm vaccine cách ly tại nhà.
Sự xuất hiện của nhiều biến thể dễ lây lan hơn “khiến chúng ta vô cùng hối tiếc rằng chúng ta đã không xây dựng một loạt cơ sở vật chất từ 8 tháng trước”, Tony Blakely, nhà dịch tễ học tại Trường Dân số và Y tế Toàn cầu Melbourne thuộc Đại học Melbourne, nói.