Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm tuy nhiên có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu.
Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, đặc biệt từ độ t.uổi 30 trở lên, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ hai sau ung thư vú.
Theo CLOBOCAN, năm 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca t.ử v.ong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những con số trên như hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm tuy nhiên có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Ảnh minh họa
Các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, trong đó, virus HPV là thủ phạm chính, chiếm 99,7%. Virus này lây truyền qua đường t.ình d.ục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác gây ung thư cổ tử cung như: T.uổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 t.uổi; sinh con quá sớm (dưới 17 t.uổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Hơn nữa, phụ n.ữ s.inh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ n.ữ s.inh 1 – 2 con; một số trường hợp béo phì, sử dụng t.huốc l.á, quan hệ t.ình d.ục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
Khi mắc ung thư cổ tử cung, chị em sẽ có một số dấu hiệu điển hình như: Ra m.áu â.m đ.ạo bất thường; ra m.áu â.m đ.ạo sau quan hệ t.ình d.ục; ra khí hư â.m đ.ạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy m.áu.
Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu, đi ngoài ra m.áu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng. Ngoài ra, nhiều chị em sẽ có chu kỳ k.inh n.guyệt kéo dài, không đều; mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.
Các bác sĩ nhận định, ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm tuy nhiên có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết cho điều trị căn bệnh này, đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro.
Do đó, các bác sĩ Bệnh viện K khuyến cáo, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu t.iền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao.
Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ, cùng với tiêm phòng vaccine cho t.rẻ e.m gái, đây là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung
Để giảm thiểu số ca mắc mới cũng như huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng chung tay giảm gánh nặng do ung thư cổ tử cung gây ra, Bộ Y tế đã đưa dự phòng ung thư cổ tử cung là một trong những nội dung triển khai thuộc Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng) và Dự án thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp sản phẩm, dịch vụ dự phòng và sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng đến năm 2030.
Mục tiêu của Dự án hướng tới ít nhất 90% người dân có nhu cầu được cung cấp kiến thức về nguy cơ và dự phòng ung thư cổ tử cung; ít nhất 30% phụ nữ từ 30-54 t.uổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư cổ tử cung phù hợp với khả năng chi trả theo phân khúc thị trường.
Trẻ mắc cúm, khi nào nên đưa đi bệnh viện?
Trẻ bị cúm, nếu xuất hiện một trong số các dấu hiệu này thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Gần đây, số bệnh nhi mắc cúm tại các bệnh viện đang gia tăng. Theo các chuyên gia y tế, thời gian qua, việc tiêm phòng vaccine cúm không được chú trọng đã tạo ra khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều người lớn và t.rẻ e.m đều bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, trong điều kiện đang có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành cùng lúc, khi thấy trẻ có biểu hiện đau mỏi người, sốt cao kèm theo viêm tai, viêm họng… nhiều bậc cha mẹ bối rối không biết trẻ mắc COVID-19, sốt xuất huyết hay là cúm A.
Khi trẻ mắc cúm, các bậc cha mẹ nên theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh để xử trí và điều trị kịp thời.
Phân biệt trẻ bị cúm, COVID-19, sốt xuất huyết
Theo bác sĩ Vũ Quốc Đạt – giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội, đặc điểm chung của 3 bệnh lý này là đều do virus gây ra. Vì vậy, trong 3 ngày đầu rất khó phân biệt do bệnh cảnh lâm sàng và các triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể dựa vào t.iền sử tiếp xúc của trẻ đối với nguồn lây để bước đầu chẩn đoán trẻ mắc bệnh gì. “Chẳng hạn trước đó trẻ tiếp xúc với người bệnh COVID-19 thì nguy cơ cao là trẻ cũng mắc COVID-19. Tương tự, nếu trẻ từng tiếp xúc với người mắc cúm A thì có thể chẩn đoán trẻ mắc cúm A” – BS Đạt cho biết.
Sau 3 ngày đầu, khi các biểu hiện của bệnh xuất hiện rầm rộ hơn thì các bậc cha mẹ có thể phân biệt được trẻ mắc sốt xuất huyết hay cúm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì rất khó phân định giữa cúm và COVID-19. Nếu gia đình có sẵn que test nhanh COVID-19 thì có thể tự xét nghiệm tại nhà cho trẻ. Song bác sĩ Đạt cũng lưu ý, việc tự xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác, dẫn đến tâm lý chủ quan và điều trị sai cách. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh của trẻ để xử trí và điều trị kịp thời.
“Đối với trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính, chúng ta sẽ thiên về xu hướng trẻ nhiễm cúm. Trong những ngày đầu của bệnh, hoàn toàn có thể theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. Đa số trẻ mắc cúm sẽ khỏi bệnh trong vòng 5 -7 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ gặp các biến chứng nặng như viêm thanh quản, viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim và viêm não.
Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện một trong số các dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục, li bì, khó đ.ánh thức, trẻ nôn và buồn nôn, tiêu chảy, mệt lả, tím tái thì ngay lập tức cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, đối với những trường hợp trẻ rất nhỏ, trẻ sơ sinh khi thấy những biểu hiện như trẻ bỏ bú hoặc co giật thì các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức” – BS Vũ Quốc Đạt hướng dẫn.
BS Vũ Quốc Đạt cho biết thêm, nguy cơ bệnh lý cúm chuyển nặng thường tập trung vào một số nhóm trẻ nhất định. Đó là những trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi tình trạng suy dinh dưỡng là một yếu tố làm cho trẻ dễ bị n.hiễm t.rùng và dễ có nguy cơ tiến triển nặng khi mắc bệnh. Đồng thời, những trẻ béo phì, trẻ có các bệnh lý nền khác, như các bệnh về tim, phổi, thận mạn tính cũng có nguy cơ trở nặng nếu mắc cúm. Với những trẻ này, khi có biểu hiện mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần phải cảnh giác và nên đưa con đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán, khám và theo dõi kịp thời.
Không tự ý sử dụng kháng sinh và Tamiflu
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt cũng lưu ý, các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh hoặc Tamiflu để điều trị cho trẻ. “Các thuốc kháng sinh đều có những tác dụng phụ nhất định. Nếu cho trẻ sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ví dụ, kháng sinh khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và xuất hiện tiêu chảy. Tự ý dùng kháng sinh còn dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Thuốc kháng virus Tamiflu cũng có nhiều tác dụng phụ. Chúng ta từng ghi nhận trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tâm thần khi sử dụng Tamiflu. Do đó chúng ta nên phòng tránh những tác dụng phụ đó bằng cách không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cũng như các thuốc kháng virus cúm khi không có chỉ định của bác sĩ” – BS Đạt nhấn mạnh.
Vị chuyên gia về truyền nhiễm cũng cho biết, ở khu vực miền Bắc nước ta, dịch cúm thường diễn biến theo chu kỳ và theo mùa. Thông thường đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 7, tháng 8 và tháng 1 hằng năm. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm trước thời điểm xảy ra dịch từ 2 đến 4 tuần để vaccine phát huy tác dụng bảo vệ. Trong thời gian xảy ra dịch cúm, nếu trẻ nào chưa kịp tiêm phòng thì vẫn có thể tiêm để phòng bệnh.