Lưỡi bị viêm loét cảnh báo bệnh gì?

Lưỡi là cơ quan quan trọng, giúp thực hiện nhiều chức năng quan trọng của con người. Nếu lưỡi bị sưng đau hoặc loét thì có khả năng cơ thể đang mắc bệnh tiềm ẩn.

Lưỡi cấu tạo chủ yếu từ một khối cơ dẻo dai, kết nối với xương hyoid, chiếc xương hình móng ngựa ở phía sau miệng. Ngoài ra, lưỡi còn cấu tạo từ lớp niêm mạc bao phủ, mạch m.áu và một số thành phần khác, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Mỹ) .

luoi bi viem loet canh bao benh gi a07 6784246

Viêm loét lưỡi kéo dài không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngoài chức năng nuốt thức ăn, lưỡi còn có hàng nghìn nụ vị giác trên bề mặt, giúp con người nếm được các vị khác nhau. Lưỡi cũng góp phần vào các chức năng như giữ thăng bằng, nghe, thở.

Lưỡi là chỉ dấu quan trọng về sức khỏe tổng thể. Nếu lưỡi bị đổi màu hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì đó có thể là chỉ dấu vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở lưỡi là bệnh viêm nhú lưỡi thoáng qua. Các nhú lưỡi bị viêm sẽ có màu đỏ hoặc trắng. Tình trạng viêm này dù gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Một vấn đề về lưỡi cũng thường gặp khác là viêm loét trên lưỡi. Nguyên nhân gây viêm loét lưỡi không rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh cho biết tình trạng viêm loét của họ thường xuất hiện sau khi ăn một số loại thực phẩm.

Nguyên nhân cũng khá phổ biến khác có thể gây sưng lưỡi là nhiễm virus herpes. Virus sẽ gây ra các vết loét trong miệng. Bệnh thường lây qua nước bọt và kéo dài ít nhất 1 tuần.

Trong một số trường hợp, viêm sưng lưỡi còn là dấu hiệu của bệnh giang mai. Đây là bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, thường lây truyền khi quan hệ t.ình d.ục. Giang mai có thể chữa khỏi nhưng nếu không điều trị thì có thể gây t.ử v.ong.

Nhìn chung, trong hầu hết trường hợp thì vết sưng, loét ở lưỡi là lành tính. Trong trường hợp các nhú lưỡi bị viêm kéo dài hoặc hình thành các tổn thương mới thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, theo Medical News Today.

Bị bệnh về da, khi nào cần đến gặp bác sĩ da liễu?

Da là cơ quan lớn nhất cơ thể, giúp bảo vệ khỏi các tác nhân gây n.hiễm t.rùng, nhiệt độ khắc nghiệt và nhiều nguy cơ khác từ môi trường.

Trên thực tế, da có thể tiết lộ một số thông tin đáng nhiên về sức khỏe.

Thói quen, lối sống, bệnh tiềm ẩn, tình trạng mất cân bằng nội tiết và nhiều vấn đề sức khỏe có thể biểu lộ bất thường qua da. Các bất thường này được biểu lộ qua những thay đổi về hình dạng, kích cỡ và kết cấu khác nhau trên da, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

bi benh ve da khi nao can den gap bac si da lieu dfd 6779856

Nếu bất thường về da kèm theo các triệu chứng như sốt, đau nhức thì cần phải lập tức đến gặp bác sĩ da liễu ngay.Ảnh SHUTTERSTOCK

Các vấn đề về da thường gặp nhất là côn trùng đốt, cháy nắng, mụn trứng cá, nổi mề đay, chàm hay vảy nến. Mọi người sẽ khó phân biệt được vết sưng, đốm hay phát ban trên da là lành tính hay nghiêm trọng. Chẳng hạn, ung thư da có thể khó phát hiện nếu xuất hiện dưới dạng nốt ruồi hoặc hình thành dưới móng tay, móng chân.

Tuy nhiên, bác sĩ da liễu có thể nhận ra các bất thường và khuyến nghị phương pháp điều trị hiệu quả. Vấn đề là làm sao để biết khi nào cần phải gặp bác sĩ da liễu.

Da bao bọc cơ thể nên sẽ thường xuyên tiếp xúc với các chất gây hại từ môi trường. Tình trạng này khiến da dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn và nhiều vấn đề khác.

Nếu da bị phồng rộp da ma sát, chẳng hạn da chân bị phồng vì mang giày, thì chỉ cần điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị phồng rộp mà không rõ nguyên nhân thì cần phải đi khám bác sĩ da liễu.

Trong trường hợp da bị nổi mụn cóc, phát ban nhưng ít thì có thể tự chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu mụn cóc, phát ban hay bất kỳ bất thường ở da nào chiếm hơn 10% bề mặt da toàn cơ thể hoặc kèm theo các triệu chứng sốt, đau nhức thì cần phải lập tức đến gặp bác sĩ da liễu.

Ngoài ra, nếu vấn đề về da kéo dài, chẳng hạn vết loét đã qua 1 tuần mà vẫn chưa lành, thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Mụn trứng cá dai dẳng, phát ban, kích ứng, rụng tóc hay nghi vấn ung thư khi da nổi đốm ngứa, c.hảy m.áu thì cũng cần kiểm tra với bác sĩ da liễu, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *