Mẹ dương tính nCoV thì sau khi sinh, bé sẽ được đưa đi cách ly ngay hay có được da kề da với mẹ và bú mẹ? (Thanh Huyền, 32 t.uổi, TP HCM)
Trả lời:
Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ t.ử v.ong.
Những lợi ích của tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan Covid-19.
Tuy nhiên cần chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn, đặc biệt trước khi chạm vào trẻ; đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú; hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy, sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại; thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.
Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.
Bài Viết Liên Quan
- Thử nghiệm vắc xin COVID-19 thế hệ mới trên người cho kết quả khả quan
- Các dấu hiệu khỏi bệnh thuỷ đậu, mất bao lâu thì bệnh khỏi hẳn?
- Kết quả test nhanh Covid-19 có ý nghĩa gì?
Mẹ mắc Covid-19 sau sinh con vẫn có thể cho con da kề da và cho con bú nhưng cần tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Ảnh: World Health Organization Viet Nam
Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới tại Việt Nam
Người đàn ông trốn khỏi nơi cách ly ở TP.HCM bị rượt đuổi như phim hành động, sự thật là gì?
Từ đêm qua, đoạn clip đã khiến nhiều netizen phải hoang mang.
Vào tối ngày 12/8, mạng xã hội xôn xao khi lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh nhiều người mặc đồ bảo hộ, đuổi theo một người đàn ông đang bỏ chạy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP.HCM hệt như trong phim hành động. Theo đó, nội dung đoạn clip ghi nhận cảnh 1 nhóm người trong đó có cả CSGT, Công an… vây quanh 1 người đàn ông đội nón.
Người này di chuyển trên đường, vừa đi vừa nói chuyện điện thoại. Sau khi tới góc đường, lực lượng chức năng yêu cầu ông bỏ điện thoại xuống. Lúc này, người đàn ông không chịu thì 1 người bên ngoài dùng bình xịt dung dịch vào người. Người đàn ông vội bỏ chạy về phía trước và tấp vào lề đường trước một ngân hàng.
Nhiều người mặc đồ bảo hộ, có cả công an đuổi theo và vây xung quanh yêu cầu người đàn ông đứng lại. Đúng lúc này, 1 xe mô tô đặc chủng của CSGT cũng hú còi tham gia truy bắt.
Được biết, sau khi bị rượt đuổi, người đàn ông ngồi ở vỉa hè ít phút thì tiếp tục đi bộ về trước nhà. Sau đó, người này ho nhiều rồi khuỵ xuống và được người thân không mặc đồ bảo hộ ra đỡ.
Một số người dân hiếu kỳ đến xem thì được cơ quan chức năng yêu cầu vào nhà hoặc đứng xa. Sau đó, người nhà đã đến hỗ trợ, động viên người đàn ông và được cơ quan chức năng đưa vào nhà uống thuốc.
Liên quan đến đoạn clip này, lãnh đạo UBND phường Võ Thị Sáu (quận 3) cho biết vụ việc xảy ra vào chiều tối cùng ngày, tại giao lộ Cách Mạng Tháng Tám – Võ Văn Tần. Người đàn ông xuất hiện trong clip là ông Tống Văn N. (SN 1965, cư ngụ tại hẻm 156 đường Võ Văn Tần).
Theo đó, ông N. có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19 và được cách ly tại địa chỉ số 185 Cách Mạng Tháng Tám. “Người này bỏ trốn khỏi khu cách ly ở Cách Mạng Tháng Tám để đi bộ về nhà mình ở đường Võ Văn Tần. Lực lượng chức năng phát hiện sự việc đã đi theo và thuyết phục anh ta quay trở lại khu cách ly”, đại diện phường Võ Thị Sáu thông tin.
Tuy nhiên mới đây, nhiều nguồn tin đã có đính chính cụ thể về vụ việc. Chiều 12/8, ông N. và một số người dân ở khu vực nơi ông này sinh sống được kiểm tra xét nghiệm Covid-19 thì cho kết quả nhanh dương tính. Sau đó, lực lượng đã đưa ông N. cùng những người này về phường để kiểm tra lại và phân nhóm đưa đi cách ly tập trung hoặc đưa vào bệnh viện dã chiến.
Khi có mặt tại phường, ông N. có trình bày và đề nghị xin về nhà để tự cách ly rồi ông đi bộ về nhà. Quá trình ông N. di chuyển có lực lượng theo để đảm bảo an toàn vì lo sợ ông N. có thể tiếp xúc với người đi đường. Lực lượng cũng phun khử khuẩn đoạn đường ông N. đi bộ về nhà để đảm bảo đúng yêu cầu phòng chống dịch.
Quá trình này, do trạng thái tinh thần của ông N. căng thẳng nên dẫn tới vụ việc như đoạn clip đăng tải trên mạng. Lực lượng đã khuyên can ông N. bình tĩnh trước sự việc. Sau đó, ông N. di chuyển về nhà và được cách ly. Phía công an cùng nhân viên y tế cũng đã giăng dây phong toả chốt trực xung quanh khu vực này để đảm bảo an toàn.
Theo quy định, người nào bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế có thể bị phạt t.iền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải tiếp tục thực hiện việc cách ly y tế theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 176.
Ngoài ra, trường hợp bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Nếu người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015.
– Nếu người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự 2015.