‘Nhiễm nCoV đột phá’ có thể là cơ hội củng cố miễn dịch

Hiện tượng nhiễm nCoV đột phá sau tiêm vaccine không đáng ngại. Virus lúc này giúp hệ miễn dịch tăng khả năng phòng thủ với các biến thể tương lai, các nhà khoa học nhận định.

Sau nhiều trường hợp nhiễm nCoV đột phá – tình trạng mắc Covid-19 sau khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kêu gọi người Mỹ tại các vùng dịch duy trì đeo khẩu trang.

Các chuyên gia khẳng định tiêm chủng vẫn hiệu quả cao ngăn ngừa triệu chứng nặng và t.ử v.ong, song biến thể Delta dễ lây lan, làm giảm hiệu quả vaccine, khiến cục diện dịch bệnh nước này đổi hướng. Số ca nhiễm tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, nhiều lần nói hiện tượng nhiễm nCoV đột phá cực kỳ hiếm. Tuy nhiên, cơ quan không thống kê số bệnh nhân cụ thể, những người chưa nhập viện hoặc t.ử v.ong. Dữ liệu quốc gia cũng chậm khoảng vài tuần so với thời gian thực. Tỷ lệ nhiễm nCoV đột phá và t.ử v.ong hiện còn là ẩn số.

Trong các đợt bùng phát trước, với biến thể virus cũ, tình trạng này cực kỳ hiếm. Song trong làn sóng dịch bệnh gần đây, con số cao hơn với sự xuất hiện của biến thể Delta.

“Số ít người tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với virus”, tiến sĩ Walensky cho biết.

Tuy nhiên, hầu hết người nhiễm nCoV sau chủng ngừa có triệu chứng nhẹ. Các chuyên gia cho rằng chúng thậm chí có lợi về lâu dài, bởi mỗi lần tiếp xúc với virus là cơ hội để hệ miễn dịch tăng cường khả năng phòng thủ với các biến thể mới trong tương lai.

Tiến sĩ Michael Mina, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y Công cộng Harvard T.H. Chan, nhận định sau chủng ngừa, tiêm thêm liều vaccine bổ sung hay nhiễm nCoV nhẹ đều giúp tăng cường miễn dịch.

“Đây là lý do tại sao thanh niên và người trưởng thành không bị bệnh. Khi còn nhỏ, họ đã mắc đi mắc lại một số bệnh nhiều lần”, ông nói.

Nếu vượt qua giai đoạn nhiễm nCoV đột phá mà không gặp nhiều tổn hại sức khỏe, hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn với biến thể mới. Các nhà nghiên cứu cho biết việc nhiễm bệnh có cơ chế tương tự mũi vaccine bổ sung, tăng cường khả năng nhận biết và đẩy lùi virus.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở người hồi phục sau mắc Covid-19, dù mới tiêm một liều vaccine, mức kháng thể tăng vọt. Thông thường, các loại vaccine huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra một phần của nCoV. Nếu virus biến đổi trong tương lai, nhiều người vẫn dễ mắc bệnh. Việc tiếp xúc với virus sẽ mở rộng khả năng miễn dịch, tiến sĩ Mina giải thích.

Thông qua liều vaccine tăng cường hoặc các đợt nhiễm bệnh lặp đi lặp lại, cơ thể người dần quen thuộc với virus, đủ sức chống lại các phiên bản mới của nó trong tương lai.

“Song chúng ta chưa tiến đến giai đoạn đó”, ông nói thêm.

Bài Viết Liên Quan

nhiem ncov dot pha co the la co hoi cung co mien dich a13 5953917

Người dân bang Georgia được tiêm vaccine Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: NY Times

Thực tế, vaccine Covid-19 được tạo ra với mục đích chính là ngăn ngừa các ca nhập viện và t.ử v.ong – hậu quả xấu nhất sau nhiễm nCoV. Chúng phần lớn bắt nguồn từ tổn thương phổi và các cơ quan khác. Vaccine tạo kháng thể trong m.áu, ngăn nCoV bám vào những cơ quan đó.

Song tình trạng lây nhiễm xảy ra ngay khi con người tiếp xúc virus qua mũi hoặc cổ họng. Một số kháng thể do vaccine tạo ra có trong dịch mũi hoặc nước bọt, đủ để ngăn ngừa virus. Tuy nhiên, Delta là đối thủ khó khăn hơn.

Trong giai đoạn đầu quá trình mắc Covid-19, khi khả năng lây nhiễm của người bệnh cao nhất, Delta khiến lượng virus nhân lên gấp 1.000 lần so với biến thể khác. Nó đ.ánh bại miễn dịch ở mũi và cổ họng.

Jennifer Gommerman, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Toronto, cho biết: “Chỉ là có quá nhiều virus áp đảo hệ thống phòng thủ ban đầu”.

Để ngăn ngừa cả tình trạng nhiễm nCoV và chuyển nặng, vaccine cần tạo kháng thể lâu dài trong m.áu và đường hô hấp trên. “Đây là yêu cầu thực sự cao”, tiến sĩ Gommerman nói.

Thiếu dữ liệu

Hiện chưa rõ hiện tượng nhiễm nCoV đột phá phổ biến đến đâu. Hầu hết chuyên gia ước tính dựa trên số liệu trước khi Delta thành chủng trội ở Mỹ. Đồng thời, có quá ít nghiên cứu trong nước để đ.ánh giá tính chính xác.

“Tôi nghĩ nếu bắt đầu xét nghiệm ngẫu nhiên mọi người trên đường phố, ta sẽ thấy nhiều ca dương tính hơn”, tiến sĩ Abraar Karan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Stanford, cho biết.

Một số chuyên gia tin rằng Delta dễ gây nhiễm nCoV đột phá hơn so với các biến thể trước đó. Song dữ liệu gần đây vẫn cho thấy phần lớn ca nhập viện và t.ử v.ong do Covid-19 đều xảy ra ở người chưa tiêm chủng.

nhiem ncov dot pha co the la co hoi cung co mien dich cb1 5953917

Người dân được xét nghiệm Covid-19 tại trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng Unidos En Salud, San Francisco. Ảnh: NY Times

Tiến sĩ Karan nhận định: “Về mặt dịch tễ học và lâm sàng, tôi chưa thấy bất cứ trường hợp nào thực sự nghiêm trọng ở người đã tiêm chủng đầy đủ, những người có khả năng miễn dịch. Tình trạng chung vẫn là người chưa tiêm đến khu hồi sức tích cực (ICU)”.

Kể từ 2/8 đến 11/8, CDC báo cáo hơn 7.500 người nhiễm nCoV đột phá phải nhập viện hoặc t.ử v.ong. Phân tích của New York Times cho thấy trong 40 bang, người đã tiêm chủng chỉ chiếm dưới 5% số ca nhập viện, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số ca t.ử v.ong.

Mối nguy thực sự nằm ở người chưa tiêm vaccine

Nhiễm nCoV đột phá không đủ đe dọa sức khoẻ những ai đã hoàn thành hai liều vaccine. Những người chưa chủng ngừa, bị suy yếu miễn dịch do t.uổi tác hoặc bệnh nền xung quanh họ gặp rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, người đã tiêm vaccine vẫn mang lượng nCoV trong mũi và cổ họng bằng với người chưa tiêm, theo dữ liệu của CDC. Virus không tồn tại quá lâu. Nó sẽ sớm bị kháng thể và tế bào miễn dịch t.iêu d.iệt. Song người bệnh có thể truyền virus cho cộng đồng từ rất sớm, trước cả khi biểu hiện triệu chứng. Như vậy, các ca nhiễm đột phá vẫn góp phần làm bùng dịch trong cộng, song ít hơn những người chưa được tiêm chủng.

Trong một số trường hợp, nhiễm nCoV đột phá có thể dẫn đến triệu chứng dai dẳng, còn gọi là Covid-19 kéo dài hay hội chứng hậu Covid-19. Người bệnh vẫn chịu tác động sức khoẻ dù đã âm tính và xuất viện nhiều tháng. Một số người khỏi dần theo thời gian. Song Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch Đại học Yale, cho biết: “Có những người chẳng thể hồi phục hoàn toàn”.

Có ít nghiên cứu về mức độ phổ biến, nghiêm trọng của triệu chứng kéo dài sau nhiễm nCoV đột phá. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng này rất hiếm. Trong nghiên cứu ở Israel, khoảng 7 trong số 36 người nhiễm bệnh đột phá có triệu chứng dai dẳng hơn 6 tuần.

Nguy cơ từ biến thể Delta đối với trẻ nhỏ

Một số bác sĩ tuyến đầu tại Mỹ khẳng định họ nhận thấy giai đoạn này số ca t.rẻ e.m mắc COVID-19 thể nặng cao hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây và biến thể Delta có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

nguy co tu bien the delta doi voi tre nho e03 5950065
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một em nhỏ tại Los Angeles, bang California, Mỹ, ngày 9/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Pilar Villarraga dành phần lớn thời gian trong mùa hè vừa qua để đếm ngược đến ngày sinh nhật của con gái Sophia. Đầu tháng 8 là thời điểm Sophia sẽ lên 12 t.uổi và bước vào nhóm đủ điều kiện tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Mỹ. Chia sẻ về tâm tư của mình, cô Villarraga, tại thành phố Doral, Florida cho biết cô không muốn con gái trở lại trường học mà chưa được tiêm phòng.

Thật không may, vào cuối tháng 7, chỉ 2 tuần trước kỳ sinh nhật quan trọng, Sophia bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Sau 4 ngày tự điều trị ở nhà không mấy vất vả, đến ngày thứ 5 cô Villarraga phải đưa con gái tới phòng cấp cứu vì em thấy đau ngực và kết quả chụp X-quang chính là điều mà cô lo ngại: Sophia bị viêm phổi và rất nhanh sau đó em bắt đầu ho ra m.áu. Cô bé nhanh chóng được nhập viện Nhi Nicklaus tại Miami trong sự bàng hoàng của cả cha mẹ và bạn bè vì không ai từng tưởng tượng trẻ nhỏ có thể bị COVID-19 diễn biến nặng như vậy.

Tuy nhiên, Sophia chỉ là 1 trong khoảng 130 t.rẻ e.m mắc COVID-19 tại Mỹ phải nhập viện chỉ riêng trong ngày hôm đó (26/7, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ).

Trên thực tế, số t.rẻ e.m nhập viện tại Mỹ vì mắc COVID-19 bắt đầu tăng nhanh từ đầu tháng 7. Tính riêng trong giai đoạn từ 31/7 – 6/8, trung bình 216 t.rẻ e.m phải nhập viện mỗi ngày. Con số này gần tương đương mức 217 trẻ nhập viện/ngày ghi nhận trong giai đoạn đỉnh dịch tại Mỹ hồi đầu tháng 1/2021.

Các bệnh viện tại những điểm nóng dịch bệnh tại Mỹ, chủ yếu là những địa phương có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng còn thấp, chịu tác động đặc biệt mạnh. Trong tuần qua, chỉ trong một ngày, bệnh viện Nhi Arkansas ở Little Rock đã ghi nhận 19 bệnh nhi COVID-19 trong khi bệnh viện nhi Johns Hopkins ở St.Peterburg, Florida ghi nhận 15 trẻ nhập viện và viện nhi Mercy ở thành phố Kansas, Missouri ghi nhận 12 trẻ. Tất cả các bệnh viện này đều thông báo nhiều trẻ phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Những số liệu trên làm dấy lên lo ngại rằng tia hy vọng từng được tin tưởng trong suốt thời gian qua về việc dịch bệnh không ảnh hưởng đáng kể tới nhóm t.rẻ e.m có thể sẽ dần nguội tắt. Một số bác sĩ tuyến đầu tại Mỹ khẳng định họ nhận thấy giai đoạn này số ca t.rẻ e.m mắc COVID-19 thể nặng cao hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây và biến thể Delta có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Tiến sĩ Richard Malley, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm t.rẻ e.m tại bệnh viện nhi Boston cho biết mọi người đang có phần lo lắng về khả năng biến thể Delta trên thực tế có thể tác động theo cách nào đó nguy hiểm hơn tới trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng hầu hết t.rẻ e.m khi mắc COVID-19 đều sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và hiện chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng biến thể Delta có thể gây bệnh nặng hơn cho t.rẻ e.m so với các biến thể khác. Một điều rõ ràng hiện nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố gồm biến thể Delta dễ lây lan hơn và thực tế tại Mỹ rằng trẻ dưới 12 t.uổi chưa đủ điều kiện tiêm phòng, đã dẫn tới tình trạng nhiều t.rẻ e.m mắc và nhập viện hơn, đặc biệt ở những vùng mà dịch bệnh đang diễn biến mạnh. Theo Tiến sĩ Malley, khi xuất hiện nhiều ca bệnh hơn thì đến thời điểm nào đó nhóm t.rẻ e.m cũng sẽ là nhóm bị tác động.

Thông thường mùa hè là mùa thấp điểm dịch bệnh truyền nhiễm do virus ở trẻ nhỏ tại Mỹ. Tuy nhiên, theo Giám đốc bệnh viện Nhi Arkansas, tháng 7 vừa qua, khi Delta lây lan, số ca mắc COVID-19 mà các viện nhi ở Mỹ ghi nhận bắt đầu tăng từ đầu tháng và đó cũng là lúc họ bắt đầu nhận thấy thực trạng trẻ nhỏ mắc COVID-19 phải nhập viện nhiều hơn. Các loại vaccine đều có hiệu quả bảo vệ trước biến thể Delta, ngăn chặn bệnh chuyển nặng và t.ử v.ong. Tuy nhiên, Mỹ chưa cấp phép tiêm cho trẻ dưới 12 t.uổi. Vì vậy, khi mà ngày càng nhiều người trưởng thành được tiêm phòng thì t.rẻ e.m sẽ trở thành đối tượng dễ chịu tác động hơn.

Trong giai đoạn từ 22 – 29/7, theo Học viện thanh thiếu niên Mỹ, có đến 19% số ca mắc mới ghi nhận là ở t.rẻ e.m. Theo Tiến sĩ Yvonne Maldonado, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Standford Medicine kiêm Chủ tịch Ủy ban A.A.P về dịch truyền nhiễm, cho rằng vì đây là nhóm chưa được tiêm phòng nên ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn. Theo A.A.P, giai đoạn từ 22 – 29/7, gần 72.000 ca mắc mới được ghi nhận ở t.rẻ e.m, gần gấp đôi một tuần trước đó. Viện Nhi Johns Hopkins thì thông báo phát hiện 181 t.rẻ e.m dương tính với virus trong tháng 7, tăng đột biến so với con số 12 ghi nhận trong tháng 6.

Theo Tiến sĩ Wassam Rahman, giám đốc trung tâm khẩn cấp tại viện Nhi Johns Hopkins, hầu hết trẻ nhỏ mắc bệnh đều có các triệu chứng nhẹ như chảy nước mũi, khó thở, ho hoặc sốt, và được cho về điều trị tại nhà. Chỉ một số ít có triệu chứng bệnh nặng phải nhập viện vì viêm phổi hoặc suy hô hấp.
CDC ước tính hiện hơn 80% ca mắc mới tại Mỹ là do biến thể Delta và các bác sĩ cũng cho rằng rõ ràng biến thể này là “kẻ thù” đứng sau tình trạng gia tăng số ca mắc tại trẻ nhỏ. Điều chưa thể khẳng định là liệu khi t.rẻ e.m mắc biến thể Delta thì có diễn tiến nặng hơn so với mắc biến thể khác hay không.

Ở người lớn, có một số bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn, các nghiên cứu tại Canada, Scotland và Singapore từng chỉ ra biến thể Delta có thể dẫn tới nguy cơ nhập viện cao hơn.

Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đều là sơ bộ và chưa có dữ liệu đủ chắc chắn để khẳng định nguy cơ bệnh nặng ở trẻ nhỏ sẽ cao hơn nếu nhiễm biến thể Delta.

Tiến sĩ Jim Versalovic, chuyên gia hô hấp tại viện Nhi Texas, Houston khẳng định hiện chưa có bằng chứng chắc chắn về việc tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn ở t.rẻ e.m nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, Tiến sĩ Rahman không loại trừ khả năng Delta có thể gây ra tình trạng bệnh nặng ở t.rẻ e.m và xu hướng này thực sự có tồn tại hay không sẽ được thấy rõ hơn trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Thông thường, tỷ lệ nhập viện là chỉ số theo sau chỉ số về ca mắc mới. Tức là sau vài tuần tăng số ca mắc mới thì tỷ lệ nhập viện sẽ được tính toán và khi đó mới có thể nói chính xác hơn về xu hướng này.

Tại Anh, biến thể Delta cũng đã bùng phát trên diện rộng và giai đoạn bùng phát xảy ra trước Mỹ. Các chuyên gia cho biết họ không nhận thấy bằng chứng rõ ràng rằng biến thể Delta gây bệnh nghiêm trọng hơn cho t.rẻ e.m. Tiến sĩ Elizabeth Whittaker, chuyên gia tại Imperial College London khẳng định Delta thực sự gây ra một làn sóng các ca mắc mới ở trẻ nhỏ nhưng không đến mức khác biệt hơn hay đáng lo ngại hơn.

Các chuyên gia cũng cho rằng hiện chưa rõ khi nào trẻ dưới 12 t.uổi tại Mỹ sẽ được tiêm phòng nhưng hiện nay các tốt nhất để giảm nguy cơ cho nhóm đối tượng này và giảm tải cho các bệnh viện là những người trưởng thành và những trẻ lớn hơn đã đủ kiện tiêm phòng cần đi tiêm càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến thể Delta lây lan. Tăng tốc và mở rộng chương trình tiêm phòng toàn dân hiện được coi là biện pháp an toàn nhất để tránh phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu Delta có nguy hiểm hơn với t.rẻ e.m hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *