Nếu bạn chọn ăn sushi, sashimi làm từ cá sống, bạn có thể hạn chế rủi ro bằng cách chọn nhà hàng có uy tín để nguy cơ ngộ độc.
Sushi được bọc trong rong biển và trang trí với rau, trứng, cá sống. (Ảnh: ITN)
Bài viết này thảo luận về các loại bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra khi ăn cá sống trong sashimi hoặc sushi, bao gồm các triệu chứng cần theo dõi và nhóm người có nguy cơ ngộ độc cao nhất.
Sashimi là loại cá sống được thái lát mỏng thường dùng kèm với các loại nước sốt (như mù tạt hoặc nước tương).
Sushi là những viên cơm nhỏ hoặc cuộn cơm có vị giấm. Những cuộn cơm này sau đó được bọc trong rong biển và trang trí với rau, trứng, cá sống hoặc các thực phẩm khác.
Ký sinh trùng Anisakis
Anisakis là một loại ký sinh trùng thường được tìm thấy ở cá hồi Thái Bình Dương, cá chày, cá trích, cá tuyết chấm đen, cá bơn và sán lá.
N.hiễm t.rùng ở người do Anisakis và các loại giun tròn khác có thể xảy ra do ăn những loại cá này ở dạng tươi sống hoặc nấu chưa chín.
Ăn phải loài giun siêu nhỏ này có thể dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn trong vòng vài giờ sau khi ăn.
Hơn nữa, nếu giun không bị đưa ra ngoài, chúng có thể chui vào thành ruột của bạn, gây ra phản ứng miễn dịch cục bộ hoặc viêm ở ruột.
Nếu điều này xảy ra, giun sẽ c.hết và bị hệ thống miễn dịch loại bỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần phải loại bỏ chúng để giảm đau cho bệnh nhân.
Có thể t.iêu d.iệt bệnh Anisakis bằng cách đông lạnh cá ở nhiệt độ âm 4 độ hoặc đông lạnh nhanh ở nhiệt độ âm 31 độ.
Vi khuẩn Vibrio
Sashimi là loại cá sống được thái lát mỏng – món ăn ưa thích của nhiều người. (Ảnh: ITN)
Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có liên quan đến việc ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là hàu.
Nhiễm vi khuẩn Vibrio gây ra các triệu chứng như tiêu chảy (bao gồm tiêu chảy ra m.áu), đau bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, sốt và ớn lạnh. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Một loài Vibrio khác là Vibrio vulnificus, đã được tìm thấy trong hàu, nghêu và cua. Ở người khỏe mạnh, ăn phải vi khuẩn này có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra nước, đau bụng và sốt.
Ở những người mắc bệnh gan hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào m.áu, gây n.hiễm t.rùng toàn cơ thể và đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, loài Vibrio có thể gây n.hiễm t.rùng vết thương thông qua các vết loét hở tiếp xúc với nước chứa vi khuẩn.
Giống như bệnh về đường tiêu hóa, những loại n.hiễm t.rùng vết thương này nghiêm trọng nhất ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Vi khuẩn listeriosis
Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong hải sản sống, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, các loại rau như giá sống và các thực phẩm khác.
Nguy cơ lớn nhất đối với bệnh listeriosis là ở những người đang mang thai, trẻ sơ sinh (vi khuẩn có thể đi qua nhau thai), người lớn hơn 65 t.uổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Nếu bạn không mang thai, bệnh listeriosis có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng giống cúm như sốt và ớn lạnh, đau cơ, đau đầu,…
Nếu n.hiễm t.rùng lan đến hệ thần kinh, nó có thể dẫn đến viêm màng não. Những người bị viêm màng não gặp các triệu chứng nghiêm trọng như cứng cổ và lú lẫn.
Nếu bạn đang mang thai, bệnh listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai c.hết lưu, sinh non hoặc n.hiễm t.rùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Bí quyết ăn sushi và sashimi một cách an toàn
Bạn nên lưu ý rằng ăn cá sống hoặc nấu chưa chín luôn tiềm ẩn một số rủi ro. (Ảnh: ITN)
Nếu người chế biến thực phẩm không vệ sinh tay tốt thì các bệnh n.hiễm t.rùng như norovirus, viêm gan A và Staphylococcus aureus có thể lây lan. Những người xử lý thực phẩm phải luôn rửa tay đúng cách và nghỉ làm ở nhà nếu bị bệnh.
Khi ăn tại nhà hàng, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chọn sushi chay hoặc sushi chế biến từ cá nấu chín.
Nếu bạn chọn ăn sushi làm từ cá sống, chỉ chọn những nhà hàng có uy tín và hỏi về cách thực hành cũng như nguyên tắc chế biến món ăn của bạn.
Nếu bạn khỏe mạnh, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do ăn sushi là rất thấp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng ăn cá sống hoặc nấu chưa chín luôn tiềm ẩn một số rủi ro.
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mang thai, người lớn t.uổi, người bị rối loạn gan và những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn nhiều và nên tránh ăn sushi làm từ cá sống hoặc nấu chưa chín.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau khi ăn sushi, chẳng hạn như nôn mửa kéo dài hơn vài ngày, triệu chứng mất nước hoặc có m.áu trong phân.
Máy móc đặt tại bệnh viện có lượng vi khuẩn cao gấp ba lần so với ở nhà
Việc trang bị bình nước hoặc máy lọc nước dùng chung tại các nơi công cộng hay trong bệnh viện không còn xa lạ.
Môi trường đông đúc dễ lây lan mầm bệnh, có thể qua đường hô hấp khi giao tiếp, qua tiếp xúc bàn tay với các giọt b.ắn trên bề mặt.
Máy móc đặt tại bệnh viện có lượng vi khuẩn xâm chiếm cao gấp ba lần so với máy móc ở nhà, phản ánh sự lây truyền từ bàn tay vận hành những máy này
Vậy khi quá khát mà trong tay không có nước uống, có nên hay không rót một ly nước từ bình nước/máy lọc nơi công cộng hoặc bệnh viện?
Trước tiên bạn nên biết rằng các loài gây bệnh đa kháng thuốc kháng sinh đã được tìm thấy trong các thiết bị gia dụng, ví dụ như máy rửa bát đặt trong nhà bếp. Dù tiện nghi nhưng các hãng vẫn đưa ra hướng dẫn và khuyến cáo vệ sinh định kỳ cho các máy này. Vậy số phận nào cho các máy dùng chung?
Chúng ta hãy lướt qua một khảo sát kiểm tra mầm bệnh trên máy pha cà phê dùng chung trong một bệnh viện tại Đức. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 6 mầm bệnh quan trọng theo hướng dẫn ưu tiên quan tâm của Tổ chức Y tế thế giới, ký hiệu ESKAPE ( Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa và các loài Enterobacter).
Chúng là những mầm bệnh truyền nhiễm có thể gây t.ử v.ong và kháng đa kháng sinh trong môi trường bệnh viện. Nghiên cứu tiến hành kiểm tra 25 máy pha cà phê, mỗi máy được sử dụng ít nhất 1 năm, không có chiếc nào được làm sạch trước khi lấy mẫu và hiện tại không có một dịch bệnh nào tại bệnh viện nơi lấy mẫu.
Mỗi máy được lau tại 5 vị trí cụ thể: khay nhỏ giọt, ổ cắm, các nút, tay cầm của ngăn chứa nước và bên trong ngăn đựng nước. Sau đó, các miếng gạc được ria trên môi trường thạch để xác định chủng vi khuẩn.
Kết quả tìm được 360 chủng vi sinh vật trên máy pha cà phê được sử dụng chung trong bệnh viện. Các chủng gây bệnh quan trọng chủ yếu tìm thấy ở khay nhỏ giọt, ổ cắm và tay cầm bình.
Như vậy máy móc đặt tại bệnh viện có lượng vi khuẩn xâm chiếm cao gấp ba lần so với máy móc ở nhà, phản ánh sự lây truyền từ bàn tay vận hành những máy này.
Điều đáng mừng là phần lớn các loài phát hiện trong cuộc khảo sát này không thật sự đáng lo ngại.
Mặc dù đây là cuộc khảo sát trên máy pha cà phê dùng chung, nhưng phản ánh một phần về cách thức và khả năng lây truyền mầm bệnh qua bàn tay. Nhất là trong môi trường bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân bản chất sức khỏe đã kém, hoặc những người mà có người nhà đang bị bệnh.
Kết quả khảo sát này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên trong bối cảnh nhiều bệnh hô hấp gia tăng ở thời điểm hiện tại.
Khảo sát cũng mở ra một ý tưởng mới rằng liệu ấm trà, ấm đun nước và vòi nước nóng có phải là nơi sinh sản của vi khuẩn không? Nhiệt độ cao có đủ để t.iêu d.iệt tất cả mầm bệnh tiềm ẩn không? Còn tay cầm thì sao? Có cần thiết vệ sinh các tay cầm máy móc trong nhà hay không?
Rửa tay là biện pháp quan trọng để phòng các bệnh truyền nhiễm
COVID-19, vi rút hô hấp hợp bào RSV, vi rút cúm, vi khuẩn gây viêm phổi Mycoplasma pneumoniae, ô nhiễm không khí đang là 5 tác nhân gây bệnh được chú ý nhất ở thời điểm hiện tại.
Việc phòng tránh mà chúng ta có thể làm được chính là tiêm ngừa, nâng cao miễn dịch bằng việc ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm.
Bên cạnh đó việc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên vẫn quan trọng không kém. Khi chúng ta ngừa bệnh được cho bản thân, chúng ta cũng đang ngừa được bệnh cho các thành viên trong gia đình.