Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng.
TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ 9,2% và hơn 6000 trường hợp t.ử v.ong vì ung thư vú.
Bài Viết Liên Quan
- Những loại thực phẩm không nên sử dụng khi bị tiêu chảy
- Bầu hơn 4 tháng mới biết, mẹ đau đớn sinh con dị tật vì lỡ làm “chuyện cấm”
- M.ất m.ạng vì hành động sai lầm khi đau tức ngực: 4 việc nguy hiểm c.hết người chớ làm
Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình mỗi tháng, sau kỳ k.inh n.guyệt để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện.
Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm:
Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
Chảy dịch, m.áu ở đầu vú: Đầu vú tự nhiên chảy dịch hoặc c.hảy m.áu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.
Bác sĩ khuyến cáo ngoài việc tự khám vú mỗi tháng, chị em cần thực hiện sàng lọc tầm soát ung thư vú tại bệnh viện.
Với các chị em phụ nữ, nếu không có yếu tố nguy cơ cao như đột biến BRCA; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, có t.iền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 t.uổi …. thì nên đến khám tầm soát ở độ t.uổi từ 40 trở lên.
“Tuy nhiên dù ở bất kỳ độ t.uổi nào cũng nên tự kiểm tra, quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách tự khám vú tại nhà sau kỳ kinh 3-5 ngày để khi phát hiện bất thường thì đến khám”, TS Quang khuyến cáo.
Khi nào cần sàng lọc ung thư vú?
Tôi năm nay 42 t.uổi, có mẹ đã mất vì ung thư vú cách đây 3 năm. Vậy khi nào tôi cần đi khám để sàng lọc nguy cơ ung thư vú?
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện K khuyến cáo, chị em trên 40 t.uổi nên sàng lọc ung thư vú hàng năm. Bởi ở người Việt, t.uổi mắc ung thư vú trẻ hơn so với các nước. Vì thế, ngoài việc tự khám vú mỗi tháng, chị em cần được tầm soát ung thư vú từ t.uổi 40.
Đặc biệt, bạn có mẹ bị ung thư vú, như vậy bạn là người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường, vì thế, bạn nên thực hiện khám sàng lọc định kỳ sớm.
Các bác sĩ cho biết, chụp X-quang cho phép sàng lọc ung thư vú ở quần thể khỏe mạnh, ngay cả phụ nữ chưa có dấu hiệu gì của bệnh đều được chỉ định. Những người có yếu tố nguy cơ cao như có mẹ, chị gái, em gái mắc ung thư vú, người từng bị ung thư một bên vú…càng nên được chụp X-quang tuyến vú định kỳ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài các yếu tố di truyền, nguy cơ ung thư vú có liên quan đến t.uổi bắt đầu k.inh n.guyệt muộn, t.uổi sinh con lần đầu trên 30 t.uổi. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ t.uổi 30-34 t.uổi và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55-59 t.uổi với tỷ lệ là 135/100.000 dân.
GS Thuấn cho biết, với ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm tỉ lệ chữa khỏi đến 95%. Tuy nhiên tại Việt Nam, vẫn có đến 50% bệnh nhân ung thư vú đến viện ở giai đoạn muộn.
Trong khi đó, việc tầm soát, sàng lọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát hiện sớm ung thư vú. Trong giai đoạn 2008-2010, qua sàng lọc 70.980 phụ nữ tại 7 tỉnh/thành phố, tỷ lệ phát hiện ung thư vú qua sàng lọc là 59,2/100.000 phụ nữ là khá cao, cho thấy hiệu quả khi triển khai các chương trình này tại cộng đồng.
Tuy nhiên tại cộng đồng, chỉ có 24,2% phụ nữ có thực hành tự khám vú hàng tháng trong số những người tham gia chiến dịch sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đó là tỷ lệ phát hiện bất thường ở nhóm phụ nữ thực hành tự khám vú thấp hơn ở nhóm không thực hành cho thấy hiệu quả và ý nghĩa của việc hướng dẫn phụ nữ tự khám vú đối với việc phát hiện sớm tổn thương ung thư vú.