Nhiều chung cư ở TPHCM đã ghi nhận các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại căn hộ cùng trục đứng khiến cư dân nghĩ rằng SARS-CoV-2 có thể lây lan qua đường thông gió.
Thưa PGS-TS Trần Đắc Phu, những ngày qua nhiều cư dân ở TP HCM cho rằng virus SARS-CoV-2 đã lây qua đường không khí, vào nhà từ quạt thông gió ở các nhà vệ sinh của căn hộ hoặc từ cống thoát nước. Vậy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua con đường này hay không?
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Cao cấp trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam: Hiện nay, việc lây nhiễm SARS-CoV để mắc bệnh Covid-19 vẫn là lây qua giọt b.ắn và vừa rồi có ý kiến virus có thể lây qua không khí. Virus lây qua giọt b.ắn rất nhỏ (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh) và có thể lơ lửng trong không khí. Trong môi trường kín, điều hòa, virus dễ phát tán gây lây lan mạnh hơn.
Bài Viết Liên Quan
- Nước cam và sữa: thức uống nào tốt hơn vào buổi sáng?
- Mùa mưa bão xuất hiện nhiều ca bệnh Whitmore nguy hiểm
- Hé lộ hình ảnh đầu tiên về siêu biến chủng Omicron
Nếu hệ thống thông gió thẳng và chỉ hút khí từ các nhà và đường ống sau đó đưa thẳng lên trời và hút lên, không khí từ nhà nọ không chuyển động vào nhà kia thì virus cũng không thể từ nhà nọ sang nhà kia, nên không thể lây lan qua đường thông gió.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng virus lây qua các nhà vệ sinh vì quạt từ các nhà vệ sinh hút gió ra hệ thống chung, nhưng cơ chế quạt của nhà vệ sinh là hút không khí ra ngoài, nếu quạt của các nhà vệ sinh lại thông với đường thông gió chính để hút không khí ở đường thông gió chính vào buồng vệ sinh (điểm giao lưu) thì cũng có nguy cơ lây bệnh và cần phải điều tra làm rõ. Còn nếu hệ thống thông khí đó hút ra ngoài thì chưa chắc không khí ở đường thông gió chung có thể quay trở lại vào nhà vệ sinh.
Đó là chưa kể nếu virus có lan qua các đường ống thông gió thẳng đứng thì khi ở ngoài trời, lượng không khí di chuyển rất nhiều và sẽ khuếch tán vào không gian nên không đủ tải lượng virus để lây lan. Virus bị tiêt diệt một cách tự nhiên ở nhiệt độ cao, vì thế cần điều tra rõ ràng để đ.ánh giá khách quan.
Trên thực tế, virus chỉ lây lan nếu như gió thông thẳng một không gian nào đó mà người khác lại đi vào. Chẳng hạn đường thông gió nhưng lại thông vào hành lang chung cư hay một khu vực kín, người khác vào đó hít phải. Virus có thể lây từ nhà nọ sang nhà kia theo đường không khí nhưng hiện nay đường thông khí ở các khu chung cư không thiết kế thông từ nhà nọ sang nhà kia nên virus không thể lây lan qua hệ thống này.
Tại sao có những người ở nhà 10-20 ngày không đi đâu, không tiếp xúc với ai nhưng khi xét nghiệm lại có kết quả dương tính?
Khi có một ca mắc Covid-19 trong tòa nhà, các con đường lây nhiễm khả thi có thể nghĩ tới là thông qua không gian chung như hành lang kín, thang máy hay gián tiếp tiếp xúc bằng các nút thang máy hoặc có sự tiếp xúc gần trong quá trình đi cùng thang máy, nói chuyện…. Do đó, phải điều tra dịch tễ kỹ. Với SARS-CoV-2, phải có sự tiếp xúc giữa người với người. Virus lây lơ lửng trong không khí và trong giọt b.ắn rất nhỏ thổi từ buồng nọ sang buồng kia mà người khác hít phải không khí mới có thể lây bệnh.
Với thiết kế ở các chung cư hiện nay thì virus SARS-CoV-2 có thể không lây qua đường không khí không thể vào nhà từ quạt thông gió ở các nhà vệ sinh của căn hộ hoặc từ cống thoát nước. Do đó, việc cư dân tự ý tắt quạt thông gió, bít kín lại hoặc bịt luôn đường thoát nước ở nhà vệ sinh khi không sử dụng là không cần thiết. Để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở các chung cư, các ca bệnh Covid-19 cách ly tại nhà cần mở cửa sổ thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa. Việc cho là lây lan qua các đường thông gió cũng cần được làm rõ.
Ăn nửa cân bọ xít, 7 người trong gia đình ngộ độc, một người “hút chết”
Bát được khoảng nửa cân bọ xít ở ruộng lúa, anh K. mang về chế biến cho cả nhà cùng ăn khiến 7 người ngộ độc.
Riêng anh K. bị ngộ độc nặng nhất, hôn mê, suy đa tạng, phải thở máy.
Ngày 12/8, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết cứu sống trường hợp ngộ độc bọ xít nguy kịch được chuyển từ Ninh Bình lên.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm cho biết, bệnh nhân được chuyển đến ngày 2/8 trong tình trạng hôn mê, kích thích, toan chuyển hóa với chẩn đoán suy đa tạng do ngộ độc bọ xít.
Kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy trong m.áu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ, liệt cơ và suy đa tạng. Bệnh nhân đã được điều trị tích cực, thở máy, lọc m.áu liên tục, kháng sinh liều cao, thuốc vận mạch…
Loại bọ xít bệnh nhân ăn và bị ngộ độc.
Trước đó, ngày 1/8, anh K. bắt được khoảng nửa cân bọ xít ở ruộng lúa, mang về chế biến cho cả gia đình ăn.
Trong bữa trưa cùng ngày, anh K. ăn khoảng 2 bát con cùng thịt lợn, măng xào, rau muống, uống cùng rượu chuối hột và bia.
Sau ăn, cả gia đình 7 người xuất hiện đau bụng, buồn nôn, đau mỏi người. Đến khoảng 22h cùng ngày, anh K. xuất hiện buồn nôn, nôn 2 lần, tiêu chảy 5 lần. Sau đó 0h ngày 2/8 anh K. xuất hiện chuột rút, co cứng các cơ và đau cơ toàn thân nên được đưa tới Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy, sau đó chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vào lúc 15h30 ngày 2/8/2021. Những người còn lại biểu hiện nhẹ hơn, được điều trị tại y tế địa phương.
Người nhà anh K. cho biết, ở quê, mọi người vẫn thường bắt bọ xít nhãn, bọ xít lúa để ăn và không có vấn đề gì. Bọ xít anh K. ăn cũng được bắt tại ruộng lúa, nhưng là loại bọ xít có màu vàng, không phải loại bọ xít có màu xanh như mọi lần vẫn ăn.
Đến nay, qua 10 ngày điều trị, tình trạng của anh K đã hồi phục, dần hết các triệu chứng và được ra viện ngày 12/8.
Người dân không nên sử dụng các sinh vật lạ hoặc không chắc chắn làm thực phẩm.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, một số trường hợp người dân ăn bọ xít lại nhầm phải sâu ban miêu và bị nhiễm độc.
Tuy nhiên, các biểu hiện của anh K. không phù hợp với ngộ độc sâu ban miêu, mà đây là một trường hợp ngộ độc một loài bọ xít.
Qua hình ảnh bệnh nhân cung cấp, bác sĩ Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã gửi đến các chuyên gia của Viện Hàn Lâm và khoa học công nghệ Việt Nam nhận dạng, cho thấy đây là loài bọ xít có tên khoa học là Agonoscelis nubilis (Fabricius, 1775). Tuy nhiên thông tin về độc tố, tình hình gây độc trên người chưa thấy ghi nhận trên y văn thế giới.
BS Nguyên cho biết, bọ xít có nhiều loài, trong đó cũng nhiều loài có thể có chất độc. Bên cạnh đó, ngay cả khi con vật không có độc nhưng có nguy cơ rất cao mang các mầm bệnh và lây bệnh cho người (như các ký sinh trùng, vi khuẩn, virus).
Hơn nữa, thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Do đó có rất ít loài sâu, bọ xít được khoa học chứng minh là an toàn để ăn.
Rất khó có thể nhận dạng, xác định loại bọ xít nào là an toàn để ăn. Vì thế, để phòng tránh ngộ độc và mắc bệnh, bên cạnh một vài dạng côn trùng đã được biết rõ ràng có thể dùng làm thực phẩm (ví dụ nhộng tằm), người dân không nên sử dụng các sinh vật lạ hoặc không chắc chắn làm thực phẩm.