Gần đây, một tài khoản Instagram tại Ấn Độ tên Indian_Veg_Diet đã thu hút nhiều người chú ý khi chia sẻ: “Các chuyên gia y tế nói rằng nước ấm có lợi, nhất là với ai có vấn đề về da, giúp làn da tươi sáng tự nhiên. Chỉ cần vài ngày chăm uống nước ấm, da bạn sẽ dần sáng lên và không còn nổi mụn nữa”. Liệu điều này có đúng? Dưới đây là phân tích của các chuyên gia.
Không có thức uống nào rẻ t.iền, đơn giản lại giúp bạn dễ chịu hơn một ly nước ấm vào mùa lạnh. Nhưng liệu nước ấm có thực sự giúp da bạn căng mọng, tươi sáng hơn?
Thực hư chuyện uống nước ấm giúp đẹp da
Tiến sĩ Jaishree Sharad, một bác sĩ da liễu thẩm mỹ tại Ấn Độ, nói trên trang mạng xã hội rằng uống nước ấm dẫn đến đổ mồ hôi – một cơ chế tự nhiên để thải độc tố ra khỏi cơ thể. “Nước ấm cũng cải thiện tình trạng tắc nghẽn xoang, do đó làm giảm bọng mắt hoặc sưng xung quanh mắt. Nước ấm cũng tăng tốc độ tiêu hóa bằng cách giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Và nếu ruột sạch thì da cũng sạch”, tiến sĩ Sharad nói.
Uống nước đun sôi để hơi ấm có nhiều tác dụng cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết thêm rằng có rất ít bằng chứng khoa học về bất cứ lợi ích trực tiếp nào của việc uống nước ấm đối với da, ngoại trừ việc nó làm giảm nghẹt mũi và khiến đổ thêm chút mồ hôi – điều có thể thu được bằng các phương pháp khác như xông hơi hoặc tập thể dục.
Dù vậy, không thể phủ nhận một thực tế rằng nước ấm giúp giải độc cơ thể một cách tự nhiên.
Tiến sĩ Rinky Kapoor, bác sĩ da liễu kiêm phẫu thuật thẩm mỹ tại The Esthetic Clinics nói với Indianexpress rằng: “Nước ấm làm ẩm da, tránh khô và bong tróc, đồng thời dưỡng ẩm tự nhiên cho da, giúp da sáng tự nhiên”.
Theo chuyên gia này, uống nước ấm giúp tăng cường lưu thông m.áu trong cơ thể và việc này sẽ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các tế bào da, từ đó giúp bạn có được làn da khỏe mạnh.
Uống bao nhiêu nước ấm để đạt được lợi ích này?
Tiến sĩ Sharad tiếp tục khẳng định rằng “nếu ruột sạch thì da cũng sạch”. “Khi cơ thể bạn bị mất nước, da sẽ bị mất nước và mất đi độ săn chắc. Vì vậy, điều quan trọng là phải uống khoảng 2,5-3,5 lít nước mỗi ngày, trừ khi bạn mắc một số bệnh về thận hoặc tim. Các lớp trên của da không lấy được nước từ các tế bào da sâu hơn mà nạp nước từ bên ngoài. Vì thế, cùng với việc uống đủ nước, cần dưỡng ẩm cho da”, bác sĩ Sharad nói.
Uống đủ nước ấm tốt cho da và cơ thể, nhưng cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. (Ảnh minh họa)
Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ khẳng định, lượng chất lỏng nên tiêu thụ hằng ngày là khoảng 3,7 lít với nam và 2,7 lít với nữ. “Lượng nước mà cơ thể cần phụ thuộc vào khí hậu, trọng lượng cơ thể, giới tính và mức độ hoạt động thể chất của bạn. Tránh nạp quá nhiều nước vào cơ thể vì có thể dẫn đến giảm natri (yếu tố giúp điều chỉnh lượng nước trong và xung quanh tế bào) dẫn tới hạ natri m.áu”, bác sĩ Sharad cảnh báo.
Chỉ uống nước ấm có đủ không?
Chỉ uống nước có thể không thể mang lại bất cứ kết quả nào cho da. Chúng ta phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại trái cây và rau có màu sắc rực rỡ, lá xanh, không đường, ít muối, không uống rượu và không hút thuốc. Tiến sĩ Sharad cho biết những điều này nên được kết hợp với tập thể dục và ngủ đủ giấc.
Những lợi ích bất ngờ khi thường xuyên uống nước ấm
Theo chuyên gia dinh dưỡng Manpreet Kalra, uống nước ấm còn mang lại một số tác dụng tuyệt vời cho cơ thể, nhất là trong những ngày lạnh:
Chỉ nên uống nước ấm vừa, tránh uống nước nóng vì có thể gây hại cho họng và thực quản… (Ảnh minh họa)
– Hỗ trợ giảm cân nhanh hơn bằng cách tăng cường trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình p.hân h.ủy chất béo trong cơ thể.
– Giúp cải thiện chức năng của thận vì tốc độ lọc cao có thể đào thải nhiều chất độc ra khỏi cơ thể.
– Tăng cường quá trình tiêu hóa vì uống nước ấm giúp giảm sản xuất axit dư thừa và kích thích đường tiêu hóa.
– Làm giảm nghẹt mũi bằng cách chữa lành các mạch m.áu bị kích thích và sưng tấy trong mũi.
– Giúp giảm táo bón khi nhu động ruột trơn tru hơn.
– Giúp thúc đẩy m.áu lưu thông khắp cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm huyết áp.
– Cải thiện sức khỏe của da và tóc. Việc uống nước ấm giúp sửa chữa các tế bào, tăng cường sản xuất collagen, tăng elastane, đồng thời kích thích và củng cố các đầu dây thần kinh trên chân tóc.
– Làm loãng axit trong dạ dày.
– Giúp giảm đau họng và làm dịu thực quản bằng cách làm loãng dịch nhầy.
Bác sĩ khuyến cáo cách sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Để có giấc ngủ ngon, sâu giấc nên bố trí phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, không dùng điện thoại trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, có thể ngâm chân với nước ấm.
Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Đơn vị rối loạn giấc ngủ – khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục thể chất, tái tạo năng lượng, loại bỏ và bài tiết các chất có hại, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài hoạt động.
Khi chúng ta đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, tài chính, gia đình, con cái…, có thể gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Việc mất ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang, thậm chí suy kiệt, trầm cảm.
Hai giai đoạn của giấc ngủ
Để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn, bạn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Một giấc ngủ có chất lượng phải đảm bảo về mặt thời gian và cấu trúc của giấc ngủ.
Thời gian ngủ tùy thuộc vào từng lứa t.uổi, với người trưởng thành (độ t.uổi từ 18 – 60) cần ngủ 8 giờ mỗi ngày.
Theo bác sĩ Hạnh, về cấu trúc, giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ lơ mơ và ngủ sâu. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng kéo dài thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Với các áp lực gặp phải trong cuộc sống, chúng ta thường dễ lo lắng khiến giấc ngủ không sâu, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt. Do vậy, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, nên cố gắng duy trì ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng.
Không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dinh dưỡng, tập luyện, thói quen giúp tăng chất lượng giấc ngủ
Về dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, có thể uống một ly sữa nóng trước khi đi ngủ. Đặc biệt, cần hạn chế dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê.
Về luyện tập, nên cố gắng duy trì tập thể dục 10 – 15 phút/ngày, không nên tập luyện trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, nên thu xếp để có giấc ngủ tốt bằng cách bố trí phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải và tạo thói quen đi ngủ, thức dậy vào một giờ cố định.
“Trước khi ngủ có thể ngâm chân bằng nước ấm, không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, không nên xem các chương trình truyền hình hoặc bộ phim gây cảm giác sợ hãi”, bác sĩ Hữu Hạnh khuyến cáo.
Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 – 20 phút, để tránh mất ngủ vào ban đêm. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn nên đi khám để có sự tư vấn và điều trị kịp thời, nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe cho công việc, sinh hoạt hằng ngày.