Vào mùa hè các món ăn như nộm sứa, gỏi sứa đỏ phổ biến khắp các quán ăn và bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được loại hải sản có vị tươi mát lại tốt cho sức khỏe này.
Sứa biển là món ăn phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Có ít nhất 11 loài sứa đã được xác định là an toàn để ăn. Sứa còn tươi sau chế biến sẽ có màu trắng kem, ngả vàng khi già và màu nâu được coi là bị hỏng và không còn an toàn để tiêu thụ.
1. Lợi ích của sứa đối với sức khỏe
Sứa biển có vị giòn, thanh mát và có nhiều cách chế biến khác nhau. Theo truyền miệng thì ăn sứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị huyết áp cao, viêm khớp, đau xương, loét và các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên các tuyên bố này cần có dữ liệu từ các nghiên cứu chuyên sâu trên người để có thể kết luận.
Sứa biển là món ăn phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (Ảnh: Internet)
1.1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị cao
Mặc dù các loài sứa khác nhau có thể có sai khác về mặt dinh dưỡng nhưng nhìn chung với thắc mắc ăn sứa bao nhiêu calo thì câu trả lời là sứa có lượng calo thấp nhưng lại có lượng protein cao, giàu chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng.
Khoảng 58g sứa đã phơi khô có chứa:
– 21 calo
– 3g protein
– 1g chất béo
– 45% DV selen (Giá trị hàng ngày)
– 10% DV Choline
– 7% DV sắt.
Sứa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, sứa cũng chứa một lượng nhỏ canxi, magie và phốt pho. Mặc dù ít chất béo nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nửa chất béo trong sứa đến từ axit béo không bão hòa đa bao gồm omega-3 và omega-6 rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Trong đó đặc biệt là omega-3 có liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim – thay thế cho chất béo bão hòa.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một số loại sứa chứa hàm lượng polyphenol cao có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu polyphenol đã được chứng minh giúp thúc đẩy chức năng não và bảo vệ chống lại một số bệnh mãn tính, bao gồm: tim mạch, tiểu đường type 2 và ung thư.
1.2. Là nguồn Selen tuyệt vời cho cơ thể
Sứa là một nguồn selen tuyệt vời – loại khoáng chất đóng vai trò thiêt yếu trong quá trình chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa và giảm nguy cơ mắc Alzheimer, ung thư và bệnh tim.
Ngoài ra thì selen cũng được biết đến là hợp chất quan trọng đối với việc trao đổi chất của cơ thể và chức năng tuyến giáp. Mặc dù sữa rất giàu khoáng chất selen nhưng vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn về nồng độ cũng như cách thức tác dụng của nó.
1.3. Choline cao
Choline là một chất dinh dưỡng thiêt yếu có chức năng quan trọng đối với cơ thể bao gồm tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào, vận chuyển và chuyển hóa chất béo.
Choline cũng có liên quan tới những thay đổi tích cực trong hoạt động của não bao gồm trí nhớ và tốc độ xử lý vấn đề thậm chí là có nghiên cứu chỉ ra rằng choline giúp giảm các triệu chứng lo lắng nhưng cần nhiều dữ liệu từ các nghiên cứu quy mô lớn hơn trước khi kết luận.
Nộm sứa là món ăn phổ biến với nhiều người Việt vào mùa hè (Ảnh: Internet)
1.4. Nguồn collagen tốt
Khi hỏi về việc ăn sứa có tốt không thì một số nghiên cứu cho thấy sứa giàu collagen tốt cho việc tái cấu trúc mô da, xương và gân. Tiêu thụ collagen cũng có liên quan tới nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn khác nhau như cải thiện độ săn chắc của da và giảm đau khớp.
Trong đó, collagen từ sứa cho thấy các peptide collagen này thể hiện tác dụng trong việc chống oxy hóa và hạ huyết áp đáng kể. Nhưng nghiên cứu này mới chỉ thực hiện trên ống nghiệm.
Một vài nghiên cứu trên động vật báo cáo rằng collagen từ sứa giúp bảo vệ da khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện quá trình làm lành vết thương và điều trị viêm khớp (10). Tuy vậy thì những tác dụng này chưa được nghiên cứu trên người.
2. Ai không nên ăn sứa?
Ăn sứa có nguy hiểm không? Có rủi ro không? Thì thực tế chỉ một vài loài sứa được xác định là an toàn để ăn. Đã có những trường hợp bị chẩn đoán dị ứng với sứa khi bị phản ứng phản vệ sau khi ăn sứa nấu chín.
Vì thế mà việc làm sạch và chế biến sứa đúng cách rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm do vi khuẩn hoặc các mầm bệnh tiềm ẩn khác.
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 8 tuổi ăn sứa (Ảnh: Internet)
2.1. Ai không nên ăn sứa?
Mặc dù là món ăn bổ, mát, tốt cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây cần thận trọng khi ăn kể cả sứa đã được chế biến hoặc nấu chín, cụ thể:
– Người có tiền sử dị ứng hải sản
– Người mới ốm dậy
– Người đang bị suy nhược cơ thể
– Người có tiền sử ngộ độc thực phẩm trước đó.
Đặc biệt, các chuyên gia cũng lưu ý rằng trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn sứa do hệ miễn dịch còn kém, nguy cơ bị dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm cũng cao hơn.
2.2. Thận trọng với hàm lượng nhôm trong sản phẩm chế biến từ sứa
Với cách chế biến sứa có sử dụng nước muối chứa phèn chua thì người dùng cần thận trọng, mặc dù FDA đã công nhận phèn chua là an toàn khi được dùng làm chất phụ gia nhưng hàm lượng nhôm có thể lưu lại sau khi chế biến và bảo quản.
Hàm lượng nhôm quá cao trong chế độ ăn uống có liên quan mật thiết tới nguy cơ phát triển Alzheimer và bệnh viêm ruột. Mặc dù phơi nhiễm nhôm nồng độ trung bình ở người lớn không được coi là nguy hiểm nhưng người tiêu dùng vẫn cần thận trọng, xem kỹ thành phần sản phẩm.
Nhìn chung, khi ăn sứa đã chế biến hoặc tự làm, bạn cần sơ chế sứa cẩn thận do sứa có thể hỏng nhanh chóng khi ở nhiệt độ phòng. Lựa chọn các nhà sản xuất uy tín, chọn sản phẩm có màu sắc tự nhiên để tránh ngộ độc thực phẩm.