Một mình sống tại TPHCM, nên khi mắc Covid-19, một mình Huyền vào bệnh viện để điều trị. Khi ra viện, cô gái 27 t.uổi mới chia sẻ về bệnh tình của mình khiến nhiều người bất ngờ.
“Nếu mẹ biết, có thể sẽ chạy đến với mình”
Nguyễn Thị Lệ Huyền (27 t.uổi, một nhân viên văn phòng tại TPHCM) vừa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ngày 16/8. Trong ngày, Huyền được làm thủ tục xuất viện sau 10 ngày nằm điều trị tại Khu điều trị bệnh nhân F0 Trường tiểu học Tây Bắc Lân (huyện Hóc Môn, TPHCM).
Thế nhưng, mãi đến khi được về nhà, nhiều người thân, bạn bè và kể cả bố mẹ cô gái mới biết Huyền là F0, vừa có thời gian dài nằm điều trị trong khu cách ly.
Bài Viết Liên Quan
- 4 thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao bạn nên tránh
- Bác sĩ 24/7: Nhịn ăn, thải độc đại tràng bằng cà phê có tốt?
- Ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nơi Huyền nằm điều trị là một trường tiểu học.
Huyền kể lại, từ tháng 7, khu vực phòng trọ sinh sống có ca mắc Covid-19 nên Huyền được ở nhà và làm việc online. Thế nhưng, từ ngày 1/8, Huyền bắt đầu có những biểu hiện, triệu chứng nhẹ của người mắc Covid-19 như đau họng, mệt mỏi, ho và ngứa cổ.
3 ngày sau, Huyền được làm test nhanh và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Huyền được xác định mắc Covid-19 từ đầu tháng 8.
“Do mới test nhanh, mình được lấy thêm mẫu để xét nghiệm khẳng định PCR. Trong 2 ngày chờ kết quả, mình được yêu cầu về phòng trọ tự cách ly, theo dõi sức khỏe. Có lẽ đó là quãng thời gian ám ảnh là lo sợ nhất mà mình gặp phải từ trước đến nay”, Huyền nhớ lại.
Trong thời gian cách ly điều trị, nữ bệnh nhân không tiết lộ với người thân mình là F0.
Bắt đầu từ ngày thứ 4 (tức là ngày thứ 2 kể từ khi test nhanh cho kết quả dương tính), sức khỏe của Huyền xấu đi rõ rệt. Không thể ăn cơm, khắp người đau ê ẩm và bắt đầu mất vị giác, khứu giác. Có thời điểm, Huyền đo nhiệt độ cơ thể lên đến hơn 39 0 C.
Huyền kể thêm: “Vì mình bị m.áu nhiễm mỡ, lại đúng thời điểm bệnh hen suyễn tái phát khiến hai đêm liên tiếp mình thức trắng. Đến ngày thứ 5, tình trạng càng tồi tệ hơn khi không thể uống nước, sốt cao nên mình điện thoại gọi xe cấp cứu”.
Cũng đúng ngày thứ 5, Huyền nhận được kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 nên được chuyển vào khu cách ly F0 tại điểm Trường Tiểu học Tây Bắc Lân (huyện Hóc Môn).
Tại đây, chứng kiến những bệnh nhân cũng giống như mình đang nằm điều trị, Huyền hoang mang, lo sợ nhưng vẫn quyết giấu gia đình ở quê vì không muốn tâm lý của mọi người bị ảnh hưởng.
“Bố mẹ mình đều làm nông ở một huyện vùng núi của tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng nếu nghe tin mình bị bệnh, có lẽ mẹ mình sẵn sàng chạy xuống thành phố bất kể có được hay không.
Huyền và các bệnh nhân trong phòng đều động viên nhau cùng vượt qua bệnh tật.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, mình không nói với ai cả. Bởi nếu nói ra, sẽ có rất nhiều người lo lắng, thậm chí là lo nghĩ vì không biết mình có thể vượt qua căn bệnh này hay không”, cô gái 27 t.uổi chia sẻ.
Hơn 10 ngày nằm trong khu điều trị, Huyền vẫn thường xuyên nói chuyện điện thoại với bố mẹ ở quê. Thậm chí, có ngày Huyền còn chủ động gọi về cho bố mẹ, như là cách tự an ủi, động viên bản thân.
Trong tất cả những lần nói chuyện, cô gái đều tỏ ra khỏe mạnh, lạc quan, đôi khi nói những câu bông đùa cùng người thân.
Trong quá trình điều trị, từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10, mỗi khi sốt cao, Huyền phải uống thêm thuốc hạ sốt.
Huyền bảo, trong những ngày mà bệnh tình của Huyền nặng nhất, cháo không thể ăn, nước không thể uống, thậm chí thường xuyên nôn ói và tiêu chảy, Huyền vẫn bình tĩnh để trò chuyện với mẹ.
“Mẹ hỏi sao xung quanh ồn thế, mình chỉ nói là cán bộ địa phương họ tuyên truyền phòng, chống dịch. Mình không nói cho ai biết đang nằm trong khu điều trị F0 bởi trên Facebook cá nhân, mình vẫn đăng những bài viết giải trí, vẫn đi bình luận “dạo” với bạn bè”, Huyền kể.
Lạc quan là điều quan trọng nhất
Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 là quãng thời gian Huyền cảm nhận rõ nhất ranh giới giữa sự sống và cái c.hết. Mất nước, lên cơn hen, sốt gần 40 0 C và không thể ăn cháo hay uống nước, Huyền chỉ nằm li bì trên giường bệnh.
Cô gái 27 t.uổi trở về sau thời gian dài điều trị Covid-19.
“Thật sự khi mắc phải căn bệnh này, mình rất hoang mang. Những ngày đầu mình còn khóc, nhưng về sau, mình không còn sức để khóc nữa. Mình vốn có bệnh lý nền nên nguy cơ chuyển nặng rất cao”, Huyền nhớ lại.
Thế nhưng, chính trong thời điểm bệnh tật giày vò, Huyền nhận thông báo nơi bố mẹ Huyền sinh sống cũng có ca mắc Covid-19. Lo cho bố mẹ, mong muốn được về nhà cùng người thân buộc Huyền phải mạnh mẽ để chiến đấu với bệnh tật.
Chia sẻ về quá trình điều trị bệnh, Huyền cho biết, kể từ khi vào khu vực điều trị, tất cả các F0 đều nhận được sự hỗ trợ của các y, bác sĩ. Bản thân cô có bệnh nền nên được bác sĩ trao đổi, tư vấn thêm về việc dùng thuốc kết hợp trong suốt quá trình điều trị.
Mỗi sáng, Huyền thường ra phơi nắng và vận động nhẹ tại gần nơi mình nằm.
“Mỗi ngày, ngoài sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh, mình còn dùng thêm thuốc hen suyễn. Mình uống bổ sung rất nhiều nước ấm, dù lúc đó cứ uống vào là buồn nôn và miệng đắng chát. Đặc biệt, vào ngày thứ 9, thứ 10 của bệnh, nếu mình cố gắng vượt qua thì cơ hội mình khỏi bệnh là rất lớn”, cô gái chia sẻ.
Sau ngày thứ 10, Huyền dần lấy lại được vị giác và khứu giác. Khi tình trạng bệnh đã khá hơn, Huyền cố gắng ngồi dậy và vận động ngay nơi mình nằm, phơi nắng vào mỗi sáng sớm.
Huyền được xuất viện về nhà cách ly sau khi có kết quả âm tính.
“Quan trọng nhất là tinh thần của người bệnh phải lạc quan. Mỗi khi tỉnh táo, mình thường xem các kênh giải trí để thư giãn đầu óc. Dù không ai mong muốn mình rơi vào hoàn cảnh này, nhưng mình tự coi đây là một chuyến du lịch, một cuộc trải nghiệm để vượt qua chính mình”, Huyền xúc động kể lại câu chuyện của mình.
Trở về sau thời gian điều trị Covid-19, người thân và rất nhiều bạn bè bất ngờ khi biết chuyện Huyền là F0. Càng bất ngờ hơn khi Huyền “giữ kín” chuyện mình bị bệnh nhưng vẫn tỏ ra lạc quan và vui vẻ.
Chăm sóc bệnh nhân bị tai nạn, y tá bỗng trở thành mục tiêu săn đuổi của kẻ hoang tưởng, hành vi điên dại khiến nạn nhân suy sụp cầu cứu
Trước sự theo dõi của Hoàng, cô cảm thấy sợ hãi, áp lực, không dám bước ra khỏi nhà, thậm chí còn bị hoang tưởng.
Hôm 17/7, sau hơn 2 năm chịu đựng trong sợ hãi và mệt mỏi, một nữ y tá họ Trương, sống tại Mậu Danh, Quảng Đông, đã lên tiếng cầu cứu vì sự quấy rối, theo dõi và tỏ tình điên cuồng của một nữ bệnh nhân.
Cô viết: “Tôi không thể diễn tả cảm xúc của mình bằng lời. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh tôi đều không thể chịu đựng thêm nữa. Chúng tôi đã liên lạc với bố mẹ người kia nhưng họ chỉ nói rằng họ không quan tâm, họ không coi cô ta là con”.
Sự việc bắt đầu từ vụ tai nạn xe hơi vào khoảng 2 năm trước. Nữ bệnh nhân họ Hoàng được nhập viện điều trị sau tai nạn và y tá Trương là người phụ trách chăm sóc cho Hoàng trong suốt thời gian cô ta nằm viện.
Vì lý do này, sau khi xuất viện, Hoàng bắt đầu thể hiện tình cảm dành cho y tá Trương. Cô ta không chỉ có hành vi lén lút theo dõi, chụp ảnh, mà còn tìm đến tận nhà để tỏ tình bằng nhiều cách vô cùng điên cuồng.
Hoàng thường xuyên theo dõi y tá Trương mỗi lần cô đi làm.
Y tá Trương cùng các đồng nghiệp từng nói rõ với Hoàng, yêu cầu cô đừng có hành động quá khích nữa nhưng mọi việc vẫn không thể được giải quyết.
Trong 2 năm qua, y tá Trương đã kết hôn và hiện đang mang thai nhưng tình cảm của Hoàng dành cho cô vẫn không hề thay đổi mà còn mạnh mẽ hơn nữa. Cô Trương cho biết, trước sự theo dõi của Hoàng, cô cảm thấy sợ hãi, áp lực, không dám bước ra khỏi nhà, thậm chí còn bị hoang tưởng.
Nữ y tá và bạn đi phía trước, người phụ nữ hoang tưởng theo sát ngay sau.
Cô gái họ Hoàng thường xuyên đi theo sau y tá trên đường đi làm. Để thoát khỏi sự đeo bám của Hoàng, gia đình y tá Trương đành phải chuyển nhà đi nơi khác nhưng vẫn bị cô ta phát hiện ra. Hoàng sau đó chuyển đến sống ngay cạnh nhà của Trương.
Những hành vi tỏ tình quá điên dại của Hoàng bao gồm việc đ.ánh đàn violin bên dưới nhà của y tá Trương, thể hiện tình cảm ngay trước camera theo dõi của gia đình, hôn vào lỗ kính trên cửa, ăn cắp đồng phục y tá của Trương…
Hoàng đứng dưới nhà y tá Trương đàn violin để tỏ tình.
Bên cạnh đó, tài khoản mạng xã hội của Hoàng cũng tràn ngập ảnh chụp lén của y tá, cô ta còn dùng ảnh của y tá Trương làm ảnh đại diện và liên tục đăng những dòng tỏ tình tràn đầy yêu thương.
Người phụ nữ hoang tưởng thường xuyên đứng trước nhà y tá Trương để thể hiện tình cảm.
Y tá Trương và gia đình không còn cách nào khác nên đã cầu cứu trên mạng xã hội, hy vọng được truyền thông can thiệp và giúp đỡ bởi hiện nay y tá Trương đang mang thai, tinh thần sức khỏe đều suy sụp vì sự quấy rối của Hoàng nên cô rất lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến đ.ứa t.rẻ trong bụng.
Kể từ lúc bị Hoàng theo dõi, y tá Trương rất sợ mỗi khi bước chân ra đường. Lúc nào cũng phải nhìn ngó xung quanh xem có bị Hoàng đi theo không. Vì sự sợ hãi này mà y tá Trương đã bị sút mất 6 ký.
Tài khoản mạng xã hội của Hoàng tràn ngập lời tỏ tình và ảnh chụp lén y tá Trương.
Theo mẹ của nữ y tá, họ đã nhiều lần thương lượng với người phụ nữ hoang tưởng nhưng đều thất bại. Sau khi nữ y tá gọi điện báo cảnh sát, vào tháng 5 năm nay, Hoàng được bộ phận liên quan đưa đi điều trị một thời gian. Không ngờ sau khi xuất viện, Hoàng không những không thay đổi mà thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn.
Sự việc của y tá Trương khiến cho cộng đồng mạng vô cùng bức xúc trước hành vi theo dõi và thể hiện tình cảm quá khích của Hoàng. Nhiều bình luận chỉ trích sự điên loạn của người phụ nữ hoang tưởng và ai cũng mong rằng cơ quan chức năng sẽ sớm can thiệp, có những hành động thiết thực để bảo vệ y tá Trương.