Theo quy định mới của Bộ Y tế, những đối tượng nào được tiêm ngừa vắc xin Covid-19? Phụ nữ mang thai có được tiêm ngừa không?
Trả lời:
Ngày 10/8 Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong đó có bổ sung, điều chỉnh một số nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Bài Viết Liên Quan
- Bài thuốc đông y trị đau nhức khớp
- Dấu hiệu ung thư t.iền liệt tuyến giai đoạn cuối
- Uống nước nha đam có tác dụng gì? 15 tác dụng của nước nha đam
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng
Người trong độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng
Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:
– Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu.
– Phụ nữ mang thai 13 tuần.
– Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
Nhiệt độ 37,5 oC.
Mạch: 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)
Nhịp thở> 25 lần/phút.
Theo quy định này, phụ nữ mang thai trên 13 tuần là đối tượng mới nhất được tiêm ngừa vắc xin Covid-19, với 4 loại vắc xin đang được lưu hành tại Việt Nam, chỉ trừ vắc xin Sputnik V.
Với phụ nữ mang thai 13 tuần muốn tiêm phòng sẽ được bác sĩ giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
– Có t.iền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
– Đang mắc bệnh cấp tính.
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Chống chỉ định
– T.iền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước).
– Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Theo đó, Việt Nam đang tăng tốc thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn, với mục tiêu 70% dân số có miễn dịch cộng đồng vào quý I năm 2022. Hiện nay, công tác tiêm chủng đang được đẩy mạnh tại các địa phương, người dân được tiêm ngừa vắc xin Covid-19 miễn phí hoàn toàn.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Thay van tim, đặt stent có được tiêm vắc xin?
Bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim có được tiêm vắc xin Covid-19? Uống thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tim có đủ điều kiện tiêm phòng?
Trả lời:
Không có biến chứng nào được ghi nhận là vắc xin Covid-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác. Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vắc xin Covid-19 an toàn. Hãy nói cho bác sĩ biết về các thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu bạn đang dùng.
Câu hỏi: Tôi uống thuốc ức chế miễn dịch do ghép tim. Thuốc ức chế miễn dịch có thể xung đột với vắc-xin Covid-19 không?
Trả lời:
Các vắc xin hiện được chấp thuận sử dụng không chứa virus sống, do đó, không có nguy cơ gây n.hiễm t.rùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vắc xin. Hãy nói cho bác sĩ biết về các thuốc bạn đang sử dụng trước khi tiêm vắc xin.