Tôi từng mắc Covid-19 và đã tự khỏi, thì có cần tiêm vaccine phòng Covid-19 nữa hay không, mong bác sĩ giải đáp. (Nguyễn Thuận, Bình Thạnh, TP HCM).
Bài Viết Liên Quan
Khu tôi sống có 3 gia đình mắc Covid-19. Tôi có nên đi xét nghiệm Covid-19 trước khi tiêm vaccine?
Trả lời:
Hiện nay chưa có khuyến cáo yêu cầu xét nghiệm kiểm tra kháng thể hay kháng nguyên của virus trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19. Cũng không có nghiên cứu so sánh trực tiếp về hiệu quả của vaccine giữa nhóm người khỏe mạnh tiêm vaccine và nhóm người đang/đã mắc Covid-19 được tiêm vaccine.
Bạn lưu ý, không nên đi ra các điểm tiêm chủng nếu thấy mình có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh hay t.iền sử tiếp xúc với người bệnh Covid-19. Điều này sẽ gây nguy cơ cao lây nhiễm cho cộng đồng.
Kết quả một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel, những người đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng Covid-19, đáp ứng miễn dịch chống lại virus (dựa trên nồng độ kháng thể tạo ra) mạnh hơn ba lần so với những bệnh nhân phục hồi sau mắc Covid-19. Kết quả này có thể khuyến khích những người tin rằng họ đã được bảo vệ tốt vì đã từng bị mắc bệnh tiếp tục đi tiêm vaccine phòng Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa. Hiện chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâu dài để biết bệnh nhân Covid-19 được bảo vệ bao lâu để không nhiễm virus trở lại sau khi phục hồi. Ngay cả khi đã khỏi, bạn vẫn có khả năng (mặc dù rất hiếm) bị mắc Covid-19. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm chủng giúp tăng cường khả năng bảo vệ ở những người đã khỏi Covid-19.
Nếu bạn đã được điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng hoặc kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục, bạn nên đợi 90 ngày trước khi chủng ngừa Covid-19. Theo quy định Bộ Y tế hiện nay, những trường hợp có t.iền sử đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng sẽ tạm hoãn tiêm vaccine.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Tại sao bằng sáng chế vaccine gây tranh cãi?
Bằng sáng chế vaccine giúp các nhà phát triển thu lợi từ sản phẩm, song nhiều chuyên gia cho rằng nó cản trở nỗ lực tiêm chủng cho toàn nhân loại.
Joan McMeeken là một trong những thiếu niên Australia đầu tiên được tiêm vaccine bại liệt vào những năm 1950. Mẹ bà, một nhà vật lý trị liệu, khơi dậy nhận thức rằng tiêm phòng là điều “rất, rất cần thiết”.
McMeeken hiện là chuyên gia tại khoa Nha, Y học và Khoa học sức khỏe của Đại học Melbourne. Bà đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng về ảnh hưởng của vaccine đến xã hội. Bà cho biết khi công nghệ vaccine bại liệt đầu tiên, do tiến sĩ Jonas Salk người Mỹ phát triển, được chuyển giao cho Australia, nó nhận sự ủng hộ nhiệt liệt.
“Mọi người nóng lòng đưa bọn trẻ đi tiêm, đặc biệt nếu họ biết ai đó bị bại liệt”, bà nói.
Khi tin tức về thành công của vaccine bại liệt lan truyền rộng rãi, cha đẻ của sản phẩm đối mặt với câu hỏi về quyền sở hữu trí tuệ. Lời giải đáp của ông sau đó được đăng trên các tờ báo khắp thế giới.
“Ai sở hữu bằng sáng chế vaccine? Tất cả mọi người. Chẳng có gì gọi là bằng sáng chế. Bạn có giữ bằng sáng chế của mặt trời không?”, tiến sĩ Salk nói.
Hơn sau 60 năm kể từ khi ông bày tỏ quan điểm này, thế giới vật lộn đang với Covid-19. Những câu hỏi lớn về quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine vẫn chưa có lời giải.
Mục đích của bằng sáng chế vaccine
Bằng sáng chế vaccine được tạo ra nhằm ngăn chặn các đối thủ sao chép thành quả của một hãng dược và tung ra sản phẩm tương tự. Tại Mỹ và Australia, bằng sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm nói chung có hiệu lực 20 năm kể từ ngày phê duyệt.
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 tại Trung tâm Tiêm chủng NSW ở Homebush, Sydney, ngày 10/5. Ảnh: Reuters
Các nhà sản xuất xin cấp quyền sở hữu trí tuệ khi nghĩ thuốc, vaccine sẽ sinh lợi hoặc đóng vai trò quan trọng với xã hội. Mất một thập kỷ phát triển và đưa thuốc vào sử dụng, các công ty thường được hưởng khoảng hơn 10 năm bán hàng không cạnh tranh. Họ cố gắng cải thiện, mở rộng sử dụng ngay cả khi sản phẩm đã ra mắt. Vì vậy, nhà sản xuất đăng ký tiếp bằng sáng chế bổ sung và duy trì thế độc quyền trên thị trường trong nhiều năm nữa.
Tại sao bằng sáng chế quan trọng?
Chi phí phát triển thuốc, vaccine cực kỳ cao. Hầu hết sản phẩm thử nghiệm đều thất bại ở một số giai đoạn. Số t.iền trung bình từ nghiên cứu đến phê duyệt là 1 tỷ USD. Nếu hãng dược không thấy trước viễn cảnh được bán hàng nhiều năm không cạnh tranh, có rất ít động lực để chấp nhận rủi ro.
Giáo sư Nikolai Petrovsky, Đại học Y khoa và Y tế Cộng đồng Flinders, là người dẫn đầu nghiên cứu vaccine tại Công ty Vaxine ở Adelaide. Cơ sở này được chính phủ Mỹ tài trợ trong đợt dịch than (bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn có nha bào Bacillus Anthracis) kéo dài sau vụ 11/9. Phương pháp nghiên cứu của họ nhận bằng sáng chế và được sử dụng trong nhiều dịch bệnh khác như cúm lợn, Ebola và MERS. Petrovsky cho biết việc bảo vệ tài sản trí tuệ giúp nghiên cứu đạt hiệu quả kinh tế.
“Bằng sáng chế sinh ra để ghi nhận nỗ lực phát triển một công nghệ mới. Chúng tôi đã nghiên cứu vaccine 20 năm nay, đổ vào hơn 50 triệu USD. Sẽ không công bằng nếu chúng tôi đầu tư 20 năm công sức và tất cả số t.iền ấy, tạo ra vaccine vượt trội hơn các loại khác và bị sao chép bởi ai đó trong một tuần. Về sau, chúng tôi có thể bị đá khỏi thị trường”, ông nói.
Petrovsky nhận định cấp bằng sáng chế cho các phiên bản mới của vaccine là động lực thúc đẩy sự đổi mới. Công ty của ông hiện phát triển vaccine ngừa nCoV, đã có hợp đồng nước ngoài, đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Lỗ hổng và tranh cãi trong quyền sở hữu trí tuệ vaccine
Phó giáo sư sức khỏe cộng đồng Đại học La Trobe, đại diện Hiệp hội Y tế Công cộng Australia, bà Deborah Gleeson, nhận định cuộc khủng hoảng Covid-19 làm nổi bật kẽ hở của bằng sáng chế. Bà cho rằng ý tưởng cấp quyền sở hữu trí tuệ vaccine để các công ty duy trì hiệu quả kinh tế là “không đúng trong bối cảnh đại dịch”.
“Việc phát triển vaccine Covid-19 và các sản phẩm khác được chính phủ hỗ trợ một khoản t.iền lớn”, bà nói.
Cuối năm ngoái, tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (Médecins Sans Frontières) ước tính 6 dự án nghiên cứu vaccine nhận 12 tỷ USD từ công quỹ trong thời gian đại dịch hoành hành. Tiến sĩ Gleeson nói: “Câu hỏi đặt ra là liệu ngành công nghiệp dược phẩm có nên hạn chế cạnh tranh và cố giữ quyền sở hữu trí tuệ không, khi khoản đầu tư cho phát triển đó là từ nguồn vốn công”.
Nhiều chuyên gia cho rằng bằng sáng chế cản trở nỗ lực phân phối vaccine đến các nước thu nhập thấp và trung bình. “Hiện một số công ty độc quyền sản xuất vaccine, nhưng họ không đáp ứng đủ nhu cầu toàn thế giới. Điều này càng ngày càng rõ ràng”, bà Gleeson nói.
Người dân được tiêm vaccine AstraZeneca ở Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm, thành phố Ehrenfeld, Đức, ngày 8/5. Ảnh: Reuters
Trong suốt đại dịch, các chuyên gia nhiều lần nhấn mạnh sự thiếu công bằng trong hoạt động phân phối vaccine giữa nước giàu và nước nghèo.
“Châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đủ khả năng sản xuất vaccine. Họ có thể làm điều này nếu tiếp cận thông tin và các công nghệ. Đến nay, chính phủ nhiều nước lớn chưa hối thúc ngành công nghiệp dược phẩm chia sẻ kiến thức chuyên môn và quyền sở hữu trí tuệ. Họ phó mặc cho các hãng tự quyết định”, tiến sĩ Gleeson nhận định.
Song tiến sĩ Petrovsky nhận định thiếu năng lực sản xuất mới là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung, chứ không phải bằng sáng chế.
Ông cho biết Australia hầu như không có cơ sở phát triển vaccine nào, ngoại trừ Phòng thí nghiệm Huyết thanh Khối thịnh vượng chung (CSL) do chính phủ sở hữu.
“Ngoài ra còn vấn đề về chuỗi cung ứng. Mỗi mảnh thuỷ tinh, nhựa, cao su hoặc nước cất đều thiếu hụt nghiêm trọng trên toàn thế giới, vì nhiều nước mua hết các nguồn nguyên liệu đó”, ông Petrovsky nói thêm.
Động thái của các nước trong đại dịch
Hiệp hội Y tế công cộng Australia và Bác sĩ Không Biên giới Australia đã viết một bức thư ngỏ, kêu gọi chính phủ liên bang ủng hộ đề xuất không cấp bằng sáng chế vaccine Covid-19.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ và Nam Phi cũng dẫn đầu ý tưởng từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ xung quanh các công cụ chống Covid-19 thông qua Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Tuyên bố nhận được sự ủng hộ của hơn 100 quốc gia thành viên.
Hai thập kỷ trước, WTO đã thông qua lệnh miễn trừ tạm thời bằng sáng chế, cho phép các nước nghèo nhập khẩu thuốc gốc giá rẻ điều trị HIV, lao và sốt rét trong bối cảnh khủng hoảng y tế.
Australia, Mỹ và Liên minh châu Âu chưa ủng hộ đề xuất này. Chính quyền Tổng thống Joe Biden phải chịu áp lực rất lớn, từ cả đảng đối lập, để cung cấp thêm vaccine cho phần còn lại của thế giới.
Mỹ và nhiều nước giàu có dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới, đặc biệt về thuốc. Từ uy tín đã có, các công ty dược cung cấp hàng triệu công việc trả lương cao, tạo thu nhập từ thuế, phát triển các loại thuốc mới có thể cải thiện cuộc sống. Họ chi hàng triệu USD mỗi năm để vận động chính phủ duy trì hiện trạng quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Ở Mỹ, các hãng dược không bị giới hạn khi tính giá thuốc. Họ thường tăng giá hai lần một năm, thậm chí gấp đôi, gấp ba cho những thuốc có bằng sáng chế. Điều này khiến những hãng lớn có lợi nhuận cao nhất nhì thế giới.