Làm việc, học hành, giải trí…sinh hoạt của nhiều người trong thời gian giãn cách đều gắn liền với các thiết bị điện tử.
Việc phải nhìn màn hình trong thời gian dài dẫn đến các hệ lụy về mắt mà khởi điểm là khô mắt, mỏi mắt.
Bài Viết Liên Quan
- Em bé Hà Nội chào đời với hội chứng siêu nữ ít gặp
- Nhận biết các dấu hiệu viêm xoang ở t.rẻ e.m
- Hơn 200 người được khám, tư vấn miễn phí về bệnh lý động mạch vành
Nhiều người làm việc tại nhà trong mùa dịch và thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Thời gian gần đây, khi các y bác sĩ chung sức tư vấn bệnh online ngày một nhiều, người dân ngày càng có cơ hội trao đổi về những bệnh lý gặp phải trong mùa dịch COVID-19. Có thể thấy ngoài các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, các bệnh lý thông thường trong quá trình ở nhà được người dân đặc biệt quan tâm. Trong đó, vấn đề làm sao để chữa khô mắt, mỏi mắt là câu hỏi thường xuyên được đặt ra cho các bác sĩ.
Bệnh về mắt: tình trạng chung mùa dịch
Anh Nguyễn Anh Tuấn (ngụ H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết anh làm việc online, tiếp xúc với màn hình máy tính hơn 8 tiếng mỗi ngày. Với công việc của một nhân viên kinh doanh sách, anh phải luôn tập trung cao độ vào những số liệu trên màn hình để tránh sai sót.
“Luôn túc trực và kiểm tra đơn hàng online trên website, các sàn thương mại điện tử, sau đó làm các file báo cáo số liệu. Hầu như tôi không thể rời mắt khỏi máy tính và điện thoại, khiến cho tối nào mắt cũng mỏi, khô và ngứa”, anh Tuấn cho hay.
Khi phải tiếp xúc gần với thiết bị điện tử trong thời gian lâu, mắt là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo bác sĩ CKII Nguyễn Anh Trí Cường – Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam, khi thấy mắt có cảm giác cay, khô rát, cộm như có cát trong mắt, hình ảnh và chữ trên màn hình bắt đầu nhòe đi thì mắt của chúng ta đang bị mỏi và khô. Tình trạng này lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhãn cầu và nguy cơ giảm thị lực.
“Bình thường mỗi người sẽ chớp mắt từ 15 – 20 lần/phút, để tráng qua một lớp nước mắt. Tuy nhiên khi tiếp xúc với thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tần số chớp giảm hơn 50%. Khi đó, mắt tiếp xúc lâu với môi trường ngoài, màng nước mắt của bạn không được bổ sung, dẫn đến việc mắt mỏi và khô.
Đặc biệt trong mùa hè, thời tiết hanh khô hoặc không gian làm việc trong phòng lạnh cũng làm giảm lượng nước mắt vì hơi nước bốc nhanh. Khi lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá nhanh sẽ gây ra mỏi và khô mắt” – bác sĩ Cường chia sẻ.
Để có đôi mắt khỏe
Làm việc, vui chơi giải trí tại nhà vẫn luôn được ưu tiên và là giải pháp an toàn trong mùa dịch. Tuy nhiên để khỏe mạnh toàn diện và tăng cường hiệu quả làm việc, chúng ta cần biết cách bảo vệ đôi mắt.
Để khắc phục tình trạng mỏi mắt, khô mắt, bác sĩ Trí Cường cho biết bản thân mỗi người phải có chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Nên nghỉ 15 phút sau 2 hoặc 3 tiếng làm việc, hạn chế xem tivi, điện thoại quá lâu. Khi phải ở trong nhà, không gian chật hẹp không thể thả tầm mắt được; thay vào đó, ta có thể nhắm mắt, massage quanh mắt, chườm ấm nếu mắt mệt mỏi.
Chớp mắt thường xuyên hơn khi sử dụng máy tính hoặc đọc sách, để đôi mắt được giữ ẩm và cung cấp oxy. Ngoài ra, khi chớp mắt còn làm sạch bụi bẩn bám trong mắt, cho phép não nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, tăng hiệu quả làm việc.
Cần thiết có thể bổ sung nước mắt nhân tạo trong các trường hợp bị khô mắt nhẹ, tuy nhiên cần theo sự hướng dẫn của các bác sĩ, dược sĩ. Nên sử dụng các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản vì chất bảo quản sẽ gây độc cho mắt khi sử dụng kéo dài.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin C, vitamin E, axit béo omega-3, kẽm… giúp hạn chế tối đa các bệnh về mắt. Một số loại thực phẩm cụ thể như rau, củ, quả sậm màu, cà rốt, gấc, rau lá xanh, trứng, cá hồi… Bên cạnh đó, cần bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể duy trì cân bằng nước.
Đặc biệt, trong mùa dịch hiện nay, các loại thực phẩm chức năng được rao bán tràn lan, quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, người dân cần thận trọng hơn.
“Việc bổ sung dưỡng chất cho mắt trong thời điểm này là điều cần thiết, nhưng cần sáng suốt chọn mua sản phẩm có uy tín và chất lượng. Nếu các sản phẩm là thuốc, cần phải mua và sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn” – bác sĩ Cường nói.
Đối với người cận thị hoặc loạn thị, cần hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều. Mặc khác, trong thời gian giãn cách, việc di chuyển khó khăn, cần thận trọng khi sử dụng kính để tránh gãy kính hoặc hư hỏng.
Chế độ ăn giàu omega-3 có lợi cho người bị đau nửa đầu
Các nhà khoa học Mỹ mới đây phát hiện áp dụng chế độ ăn giàu thực phẩm chứa hàm lượng cao axít béo omega-3 (như cá béo và các loại hạt) có thể giúp những người bị đau đầu dai dẳng giảm đau đớn.
Trong nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia tại ại học Bắc Carolina đã chia 182 người bị đau nửa đầu từ 5-20 ngày mỗi tháng thành 3 nhóm theo đuổi 3 chế độ ăn khác nhau, gồm: nhóm 1 tăng tiêu thụ omega-3, nhóm 2 tăng tiêu thụ omega-3 trong khi giảm dung nạp omega-6 và nhóm 3 không thay đổi chế độ ăn. Kết quả cho thấy cả hai nhóm 1 và 2 đều giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và thời lượng diễn ra các cơn đau đầu mà họ phải chịu đựng, nhưng nhóm 2 được hưởng lợi ích này nhiều hơn. Cụ thể, nhóm 1 giảm 1,3 giờ đau đầu/ngày và 2 ngày đau đầu/tháng. Trong khi đó, nhóm 2 giảm 1,7 giờ đau đầu/ngày và 4 ngày đau đầu/tháng.
Theo các tác giả, nghiên cứu cho thấy chứng đau nửa đầu có thể được điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống một cách có chủ đích. Nghiên cứu trước đó cho thấy omega-3 có tác dụng giảm đau, còn omega-6 có thể làm trầm trọng thêm cơn đau.